Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Qua truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Phù. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.
Tham Khảo
Anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một con người có tình yêu sâu sắc đối với công việc mình làm. Anh quan niệm : " Khi ta làm việc, ta với việc là đôi sao gọi là một mình được .Huống chi công việc của cháu gian khổ là thật đấy nhưng nó đi,cháu buồn đến chết mất. "(Lời dẫn trực tiếp) . Chỉ một câu nói ấy thôi đã đủ để cho ta hiểu anh yêu quý công việc của mình đến mức nào. Không chỉ là một người có tình yêu và trách nhiệm với công việc của mình, anh thanh niên còn là một người cực kì khiêm tốn. Tuy anh phải làm việc ở một nơi hẻo lánh, công việc lại vất vả như vậy nhưng chua bao giờ anh đề cao giá trị của mình (Câu ghép). Trái lại, anh còn ca ngợi và giới thiệu cho cô kĩ sư và ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn mình . Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn. Với anh, công sức mình bỏ ra chưa là gì so với những cố gắng của người khác. Có lẽ vì vậy mà anh càng phấn đấu hơn trong công việc của mình. Không chỉ vậy, anh còn là một người có tấm lòng rộng mở , hiếu khách và biết quan tâm những người xung quanh. Sống một mình giữa núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện và luôn cảm thấy thèm người.Anh thanh niên đã tiếp đón những người đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng chân thành, cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp.Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được , tặng cho cô kĩ sư bó hoa mình tự trồng.Đó chính là những biểu hiện của phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên- một trong những điều đáng quý có ở anh.
Em tham khảo:
Nhà văn Kim Lân đã thành công khi viết về đề tài người nông dân trong thời kì chống Pháp, tiêu biểu là nhân vật ông Hai yêu làng, yêu nước thật sâu nặng. Tác giả đặt ông Hai vào tình huống thử thách tin làng chợ Dầu theo Tây. Thông tin này đến với ông lúc ông đang vui mừng về tinh thần kháng chiến của dân tộc. Đó là, ông nhận được tin từ những người tản cư mới lên. Khiến ông bàng hoàng như sét đánh bên tai: "Cổ ông lão nghe nắng lại ra mặt tê rân rân tưởng chừng như không thở được..." . Dù cố nghi ngờ nhưng lời lẽ rành rọt của những người đi tản cư khiến ông không thể không tin. Quá bất ngờ và thất vọng ông chỉ còn cách chạy trốn chạy khỏi nơi đó như thể vô can trước lời nguyền rủa của những người đi tản cư. Về nhà ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt .Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ chúng cũng phải mang tiếng là việt gian "chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư ?chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"(Lời dẫn trực tiếp). Đúng là nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng "không có lửa làm sao có khói " nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên nỗi uất nghẹn "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ông giận những người anh em của mình, những người ông tình yêu quý và tin tưởng, những người trong làng chợ Dầu thân yêu (Câu ghép).Thông tin ấy trở thành nỗi ám ảnh trong lòng ông. Những ngày sau đó ông không dám nhìn mặt ai ,không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án "Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm". Ông để ý nghe ngóng rồi lại nớm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ Dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười " nghe tiếng Tây, cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít". Tóm lại, đây là một tâm trạng giằng xé thể hiện tình yêu làng, yêu nước đã hòa quyện trong con người nông dân rất đỗi bình dị ấy.
Tham khảo:
Qua khổ thơ trên, ta thấy được những suy ngẫm của nhà thơ khi gặp lại trăng. Phải chăng "Trăng cứ tròn vành vạnh" là biểu trưng cho sự bao dung, độ lượng; cho nghĩa tình quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không phai mờ? (câu phủ định) Ánh trăng được nhân hóa im phăng phắc không một lời oán hờn, trách cứ, lặng lẽ vô ngôn nhưng lại đầy tình nghĩa và cũng rất nghiêm khắc với con người. Trong giây phút ấy, (TP trạng ngữ) con người đã nhận ra trăng chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình đang nhắc nhở chúng ta. Con người có thể vô tình hay lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt. Cấu trúc thơ đối lập mà song song. Đối lập giữa sự im lặng độ lượng của vầng trăng với cái giật mình để thức tỉnh lương tâm của con người, đối lập giữa quá khứ với hiện tại. Nhà thơ khéo léo sử dụng hình ảnh ẩn dụ để nhắc nhở con người. Đó là nếu có ai đó có lúc quên đi những điều tốt đẹp trong quá khứ thì cũng có lúc phải giật mình nhớ lại. Nhớ lại để thức tỉnh lương tâm mình, để sống tốt đẹp, hoàn thiện hơn trong hiện tại. Từ đó ta rút ra bài học cho mình về cách sống ân nghĩa thủy chung cùng, uống nước nhớ nguồn.