Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
+ Các tiếng gieo vần: non, son ( vần chân )
+Cách ngắt nhịp: nhịp 2/2/3
+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 của câu 1,2,4.
b) Bà tôi ở / một túp nhà tre.
Có một / hàng cau / chạy trước hè,
Một mảnh vườn / bên rào giậu nứa.
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe.
+ các tiếng gieo vần: tre, hè, hoe (vần chân)
+ Cách ngắt nhịp: 3/4, 2/2/3 ( ở trên )
+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 các câu 1,2,4
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Luận điểm có thể đứng ở đầu, cuối đoạn văn hoặc cả đầu và cuối đoạn văn.
Luận điểm của đoạn văn trên là: Có thể nói trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy.
a) -Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ
+Vì ai chân mẹ dẫm gai
Vì ai tất tả vì ai dãi dầu
Vì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu vì ai ?
- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi khổ cực của người mẹ.
b)
- Từ đồng nghĩa là : nước - quốc, nhà - gia
- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả
c)
Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát ; cảnh vật đẹp - bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
d)
- Biện pháp tu từ : nhân hóa, so sánh
- Tác dụng : Việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy khiến cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp đẫn, diễn tả dòng sống quê hương tươi đẹp với màu nước luôn thay đổi trong ngày. Qua đó cho thấy tình yêu quê hương sâu đạm của tác giả.
Tham khảo nha em:
Biện pháp tu từ và tác dụng:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu. SO SÁNH
* Tác dụng: ví trái nhót màu đỏ, nư đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè. NHÂN HÓA
* Tác dụng: làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu. SO SÁNH
* Tác dụng: hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh
BPTT : so sánh ( 3câu )
+ câu 1 : Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu.
Tác dụng : miêu tả trái nhót như đèn tín hiệu
+ câu2 : Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.
Tác dụng : hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh
+ câu 3 :Quả ớt như ngọn đèn dầu
Tác dụng : miêu tả , hình dung quả ớt như 1 chiếc đèn dầu
BPTT 2 : nhân hoá
+ Câu 1 : Trỏ lối sang mùa hè
Tác dụng : làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót
Tham khảo:
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu đầu bài thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.