Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ :
"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."
Trong bài thơ Ngắm Trăng, ta thấy được tình cảm và tinh thần của Bác Hồ thật tuyệt vời. Mặc dù, trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do, phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được. Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ qua được. “Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả động lòng không thể nào làm ngơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động. Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của mình một cách say đắm. Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt. Bài thơ không ồn ào. Mà xuyên suốt nó là sự im lặng của con người và thiên nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã nói hộ ngàn lời muốn nói.
Câu in đậm là câu phủ định ha!
Tham khảo ạ !!
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.
tham khảo
Thơ văn là nguồn cảm hứng của cuộc sống,vì vậy tôi đã đọc rất nhiều các bài thơ để cảm nhận những ý nghĩa tốt đẹp ấy , nhưng đối với tôi bài thơ “Ngắm Trăng”(Vọng Nguyêt) trích trong cuốn sách nổi tiếng ” Nhật ký trong tù ” của tác giả Hồ Chí Minh-một nhà thơ , một vị lãnh tự vĩ đại của dân tộc đã để lại trong tôi những cảm xúc khó phai mờ .Trước hết ,hai câu đầu đó là hoàn cảnh của Bác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch đầy khó khăn gian khổ . Trong câu thơ thứ nhất sử dụng điệp ngữ”không” và biện pháp liệt kê , nhấn mạnh những khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần .Trong hoàn cảnh đó một con người như Bác sẽ nản chí sao ? Nhưng không , mà thêm vào đó câu hỏi tu từ xuất hiện ở câu thơ thứ hai thể hiện thái độ của Bác trước một đêm trăng đẹp , tâm hồn xao xuyến , luôn vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn dành trọn tâm hồn mình cho vẻ đẹp thiên nhiên . Dù cho trong cảnh tù đày thiếu thốn , khó khăn nhưng không ngăn cản được tâm hồn của Bác đến với trăng .Tiếp đến là hai câu thơ cuối bài , tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập thể hiện sự đồng điệu giữa người với trăng , Bác hướng lên cao , trăng soi xuống thấp , hòa hợp cùng nhau . Không những thế tác giả còn sử dụng phép nhân hóa ở hai câu thơ cuối cùng , trăng trở thành tri ân tri kỉ bầu bạn cùng Bác trong hoàn cảnh tù đày .Chao ôi ! thơ Bác khiến lòng ta thêm thăng hoa , thêm nhiều cảm xúc, Bác không còn là tù nhân mà là thi nhân tự tại ngắm trăng ,ung dung vượt lên hoàn cảnh tù túng . Qua đó , ta thấy được tình yêu trăng , tình yêu thiên nhiên của Bác đồng thời cho ta thấy sự lạc quan tự tại trong cảnh tù đày của Bác . Cuối cùng , ta càng thêm hiểu về Bác người cha già vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, càng ngưỡng mộ và khâm phục trước tài nghệ thi sĩ trong con người chiến sĩ vượt qua bao khó khăn, chông gai để dành lại độc lập tự do cho đất nước .
Viết đoạn văn quy nạp về bài thơ Ngắm trăng - Bài mẫu 3
Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.
bạn tk thui nha
- Chất thép:
+ Trong bài không được thể hiện trực tiếp, không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà chỉ được nhắc đến và hiểu qua những lời hồn hiên, bông đùa.
+ Tư thế ung dung trong cảnh ngục tù, đó là tinh thần thép vượt lên trên mọi gian khổ của nhà tù
- Chất trữ tình
+ Tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với thiên nhiên: hình ảnh trăng, hoa.
+ Nhân vật trữ tình là người lãng mạn: dù ở trong tù nhưng vẫn có mong muốn uống rượu, ngắm trăng, thưởng hoa…
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù - thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt - ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng - người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)
"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.