K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2020

Google có đầy mà bạn .....:)

chị hãy gõ trên mạng nha bài ở trên mạng vừa hay vừa chuẩn nha chị<cho em 1 k nhé>

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

a.

- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.

b.

Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng

Hành động

- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình.

- Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”.

Tâm trạng

Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó”

Nguyên nhân

Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

c.

- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.

- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.

6 tháng 4 2022

Một số gợi ý cảm nhận để làm bài còn câu hỏi tu từ bạn tự suy nghĩ thêm vào bài nhé:

Cảm nhận:

   - Hoài niệm về một mùa hè thanh bình, rực rỡ được khởi nguồn từ âm thanh quen thuộc: tiếng chim tu hú gọi bầy. Đó là âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến, đồng thời thức tỉnh trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng đang ở chốn ngục tù nhớ về mùa hè kỉ niệm.

   - Mùa hè hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống với các hình ảnh: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn dậy tiếng ve, bắp rây vàng hạt, nắng đào, trời xanh, đôi sáo diều…. một mùa hè sinh động với đầy màu sắc và âm thanh.

- Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên bức tranh mùa hè tự do, khoáng đạt, bay bổng. 

   - Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống, khát khao tự do, thanh bình của tác giả.

   - Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào, bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

16 tháng 4 2018

tại vì tiếng kêu của con tu hú cho ta thấy hè đã về, tiếng kêu của nó như muốn thôi thúc một điều gì đó. nhưng tác giả muốn ns lên ước muôn của mk khi tu hú kêu

16 tháng 4 2018

bạn ơi mà cô mình nói là phải phân tích ra từng nhan đề một á. Nếu bạn biết giúp minh vs mai là kt rồi

15 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn ly biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.

16 tháng 3 2020

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

1 tháng 11 2018

Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng, có thế thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “ cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật mà con trai lão rất thương yêu.
Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ân hận vì già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai. 
Bộ dạng, cử chỉ lão Hạc khi kể lại với ông giáo chuyện bán chó
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
* Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàng, chúng ta nhận ra đây là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. 

Đặc biệt, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. 
Từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, 
có lẽ lão vừa mong mỏi đợi chờ vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, 
cảm giác “mắc tội” vì không lo liệu nổi cho con.
Người cha tôi nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho 
con bán vườn lấy vợ.

1 tháng 11 2018

Tham khảo nhé!!!


Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Vợ lão đã chết từ lâu,giờ thằng con lão lại sinh ra thế,lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó Vàng,kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi.Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất ấy,lão cũng không có quyền giữ.Mất con chó,lão nông khốn khổ này đã đau khổ day dứt không khác gì mất đi một người thân. 
Lão Hạc quý con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu hết cả chỗ tiền còn lại.Lão đành bán chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm. 
Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót thật.Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ông giáo chẳng biết nói sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng. 
Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.Lão nói “Khốn nạn…Ông giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm. 
Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo.Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yên phận nó.Còn lão,lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng. 
Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật.Cậu Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau nhói khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.

Nguồn : google

13 tháng 9 2023

C

15 tháng 9 2023

Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động: cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.