Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Tức nước vỡ bờ
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Bạn cần phân tích từng hình ảnh, chi tiết miêu tả khắc họa nhân vật trong mỗi văn bản từ đó làm nổi bật phẩm chất của 3 người phụ nữ trong 3 văn bạn trên:
- Người mẹ trong "Tôi đi học": Hết lòng yêu thương con cái, chăm chút nâng niu coi trọng việc học của con.
- Người mẹ trong "Trong lòng mẹ": Đây là nhân vật kiệm lời nhất trong văn bản nhưng cũng để lại muôn vàn cay đắng trong lòng độc giả. Là 1 người phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu những khó khăn trong cuộc sống. Có lúc tưởng rằng là con người vô cảm nhưng đến kết văn bản mới thấy bà yêu thương con vô cùng.
- Người mẹ, người vợ trong "Tức nước vỡ bờ": Là người phụ nữ chịu vô vàn khó khắn trong cuộc sống nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của bà mẹ yêu thương con dẫu phải bán con. Đây là người vợ hết lòng yêu thương chồng. ( Lấy DC chị Dậu chăm chút cho chồng sau khi bị trả về). Là người phụ nữ dám đứng dậy để bảo vệ tình yêu thương của mình. ( DC: Đánh lại tên cai lệ)
Ngoài ra bạn có thể lấy Dc về những con người độc ác, xấu xa, ngược lại 3 người phụ nữ trên. Đó là: người bà cô trong "Trong lòng mẹ", ....
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
tham khảo:
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng. Họ là những con người thấp cổ bé họng, bị đàn áp và đối xử bất công. Họ đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, lương thiện và giàu tình yêu thương. Nhưng do bị nô dịch nên cái nghèo vẫn luôn đeo bám suốt cuộc đời của những người nông dân ấy. Số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, vô nhân tính. Tuy vậy thì họ vẫn giữu được những phẩm chất tốt đẹp nhất. Càng vậy ta càng thêm trân trọng những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ, những con người đnág lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc.
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người là lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng "Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…" đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.
Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng, suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".
Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trọng những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dân già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muốn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
1.Vì tác phẩm của cụ đã phải đánh đổi một cái giá đắt:nó cứu sống một mạng người và lại cướp đi mạng sống của người đã sinh ra nó
CÂU HAI TỰ LÀM ĐI NHA!!!!!
Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu . Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.
Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu . Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.
đoạn văn nhé !
Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.
hok tốt