Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất. Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàm răng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô “cháu - ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng “bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, sẵn sàng đè bẹp đối phương.
Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chị “ra đòn”. Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm! Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm.
hok tốt !
Sức mạnh tiềm tàng là: sức mạnh ẩn giấu bên trong dưới dạng khả năng, chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực
Gợi ý : Viết đoạn văn
Ban đầu chị nhẫn nhục chịu đựng:
+ Chị Dậu cố van xin thiết tha bằng giọng run run cầu khẩn: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”
=> Cách cư xử và xưng hô của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục chịu đựng.
Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, người nông dân thấp cổ bé họng, biết cái tình thế khó khăn, ngặt nghèo của gia đình mình (anh Dậu là kẻ có tội thiếu suất sưu của người em đã chết, lại đang ốm nặng).
Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói hành hạ anh.
- Khi tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng bị đe doạ, chị Dậu “xám mặt” vội vàng chạy đến đỡ lấy tay hắn, nhưng vẫn cố van xin thảm thiết: “Cháu van ông ! Nhà cháu vừa mới tỉnh được mọt lúc, ông tha cho”. (“Xám mặt”tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai.
Mặc dù vậy, lời nói của chị vẫn rất nhũn nhặn, chị đã nhẫn nhục hạ mình xuống- chứng tỏ sức chịu đựng của chị rất lớn.
Tất cả chỉ là để cứu chồng qua cơn hoạn nạn.
- Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt.
+ Khi tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên “bịch vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát đánh bốp vò mặt chị thậm chí nhảy vào chỗ anh Dậu”…. tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn.
Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước.. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.
→ Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng nhìn vào mặt đối thủ.
Với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: Chị Dậu nghiến hai hàm răng “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Một cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân thể hiện tư thế “đứng trên đầu thù” sẵn sàng đè bẹp đối phương.
Rồi chị “túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa, lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm”. Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng, chị trả lời: “thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. ?
Chi tiết chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến. Hành động dã man của tên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên quá mức. Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu. Và chúng ta khi đọc đến những dòng này cũng sung sướng, hả hê như Ngô Tất Tố. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm.
=> Đó chính là sức mạnh tiềm tàng của chị dâuk
mk chỉ làm dàn ý thôi bn nhé:
+) sức mạnh tiềm tàng là sức mạnh ẩn dấu trong con người, ko phải lúc nào nó cx đc phô diễn ra bên ngoài
+) sức mạnh tiềm tàng trong con người chị dậu
ban đâu, chị dậu ko phản kháng lại mà nhẫn nhục chịu đựng, lên bờ xuống ruộng khẩn thiết van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng cho khất sưu thêm vài ngày. Tuy chỉ là khất thêm vài ngày để xoay sở chứ ko phải khất luôn nhưng được nước, tên cai lệ và người nhà lí trưởng càng đánh đập tàn nhẫn hơn khiến lòng yêu chồng của chị bị chà đạp một cách vô cùng mạnh mẽ. Không thể chịu đựng được nữa rồi, trong chị bây h ko còn chỉ là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương ck con mà còn là một người phụ nữ lực điền, tiềm tàng sức mạnh phản kháng đầy quyết liêt
mk chỉ lm có thế thôi bn nhé
THAM KHẢO
Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Tk
Dàn ý nghị luận về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách
1. Nêu vấn đề: Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
Ví dụ: Dẫn dắt vào vấn đề:
Có ai ghé miền Trung mùa nước lũ?
Mắt chỉ nhìn cũng đủ khóc thương rồi
Vật, cây, lá, nhà khắp nơi trôi nổi
Người chết chìm vô tội lắm... Trời ơi!
(Thơ Nguyễn Tấn Thanh - Miền Trung mùa lũ)
2. Giải thích vấn đề:
Giải thích: Tình người là gì? Hoàn cảnh khó khăn thử thách gì?
- Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt.
- Hoàn cảnh khó khăn thử thách là những tình huống, việc làm không dễ dàng được đặt ra trong cuộc sống mỗi con người hoặc cả cộng đồng buộc con người phải đối diện và cùng nhau chung sức vượt qua.
-> Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, tình người là phương thuốc hữu hiệu mang sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua thử thách, giải quyết khó khăn.
3. Bàn luận vấn đề:
- Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, tình người là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.
+ Tình người là sự yêu thương, chia sẻ, giúp xoa dịu, trấn tĩnh tâm hồn khi gặp phải phải khó khăn, thử thách.
+ Tình người tạo động lực khiến con người dám đối diện với thử thách, sẵn sàng giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. (một dân tộc Việt Nam đoàn kết khi chiến thắng giặc ngoại xâm, chiến thắng đại dịch mà cả thế giới e ngại, không hề cấm biên, đón nhận kiều bào từ vùng dịch trở về …)
+ Tình người trở thành điểm tựa vững chắc nhất trong hành trình cố gắng giải quyết vấn đề của con người. (cây ATM gạo, giúp đỡ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ lụt…)
- Trong hoàn cảnh khó khăn, tình người tạo nên những sức mạnh phi thường hay có khi là khả năng khơi dậy những điểm mạnh, tiềm năng vốn có trong con người . (Người hùng Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 12)
4.. Bàn luận mở rộng, nhận thức và hành động.
- Tình người rất quan trọng trong cuộc sống không chỉ là khi gặp khó khăn. -> liên hệ khái niệm đồng bào (người Việt Nam luôn tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ u Cơ, là con cháu của vua Hùng).
5.. Kết thúc vấn đề: Tổng kết, khái quát lại vấn đề.