K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

“Cuộc sống có vô vàn những thứ quý giá như sức khỏe, thời gian bởi người ta thường nói ” có sức khỏe là có tất cả” và “thời gian là vàng”. Song có một thứ quý giá vô cùng mà ta không thể không kể đến đó là lòng tốt: “lòng tốt là của cải”.

Vậy lòng tốt là gì? lòng tốt là hành động, việc làm xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Nói “lòng tốt là của cải” là so sánh “lòng tốt” với “của cải” nó quý giá và càn thiết như mọi thứ vật chất khác.

Người có lòng tốt giúp đỡ người khác như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và người được giúp đỡ sẽ trở lên hân hoan, có niềm tin để vượt qua khó khăn, những trẻ em nghèo, những người nhiễm chất độc da cam sẽ yên tâm hơn với cuộc sống, nhờ có lòng tốt của người khác mà những người nghèo được đón Tết đầy đủ, vui vẻ hơn. Có thể nhờ có lòng tốt mà cuộc sống của con người với con người trở lên tốt đẹp hơn.

Người có lòng tốt luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người khác, không nghĩ xấu, nói xấu ai, không đố kị, không tranh giành quyền lợi… Biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, nhỏ nhất là việc dắt cụ già đi qua đường, nhặt được của rơi trả lại người mất… lớn hơn là giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn…Tuy nhiên, trên thực tế con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn tồn tại vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc quyền hành nhiều khi cả những cái hão huyền mà người ta đối xử với nhau một cách tàn nhẫn, chúng ta cần lên án đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời quý trọng người có lòng tốt.

Như vậy “lòng tốt là của cải”, nhưng lòng tốt không mua được bằng tiền, lòng tốt quý hơn của cải, của cải dùng mãi sẽ hết còn lòng tốt thì không bao giờ cạn. Lòng tốt là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được nên ngay từ hôm nay chúng ta hãy nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương để lòng tốt nẩy nở từ những việc làm nhỏ nhất.

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của bài này là: 

- Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, các em cần lưu ý:

- Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...

- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

- Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,...

- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.

0
11 tháng 3 2018

mình nghĩ là : 

theo mình thì có vì nó đã nêu lên điều cần phải chứng minh nên đó là luận điểm 

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
25 tháng 10 2016

Sáng nay, gió mùa đông bắc tràn về. Những cơn gió mang hơi thở lạnh lẽo của mùa đông phương bắc, cái giá lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà khi đi học, tôi lại không mặc áo ấm. Ngồi trong lớp tôi rét run lên và thầm nghĩ :" Sao lạnh quá! Kiểu này về thế nào cũng ốm mất.Ước gì bây giờ mẹ mang áo tới cho mình." Bỗng nhiên tôi nhìn thấy mẹ đang đứng ngoài của lớp với chiếc áo lên trên tay nét mặt mẹ tươi cuwoif nhưng cũng có phần lo lắng. Mẹ xin phép cô cho tôi ra khỏi lớp rồi giục tôi mặc áo. Đây là là chiếc áo len mẹ đan cho tôi từ mùa đông năm ngoái, khoác chiếc áo vào tôi cảm thấy được sự ấm áp của tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho tôi. Lúc này tôi chỉ muốn ôm chầm ấy mẹ mà nói rằng "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!"

8 tháng 11 2023

Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn. Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất. Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho. Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh. Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Nghệ thuật nghị luận của tác giả được tổ chức vô cùng mạch lạc và logic chặt chẽ, mở đầu đi thẳng vào vấn đề được nhắc tới là nhà thơ Nguyễn Khuyến và ba bài thơ của ông. Đồng thời đưa ra các luận điểm chính để phân tích và lập luận lí lẽ để chỉ ra tại sao mình lại nói như vậy và đan xen các câu nói chia sẻ của tác giả về các bài thơ khác nhau vừa tác ra cái chung và cái riêng ở trong mỗi bài thơ thu của Nguyễn kHuyến. Ngôn ngữ gần gũi, phân tích dễ tới với người đọc chặt chẽ và mang đậm dấu ấn làng quê đất nước. Đặc biệt tác giả sử dụng rất nhiều những câu từ mang tính chất dân tộc như mùa thu Việt Nam, nước ta, đất nước của mình,....

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Nhận xét về nghệ thuật nghị luận:

Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.

- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.

- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.

- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.

- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.

16 tháng 9 2023

Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận

Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối

 

 

 

Thân bài

Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận

Trình bày vấn đề cần bàn luận

Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận

Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm

Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm

Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận

Trình bày, diễn đạt

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

0