Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")
Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. (Câu ghép) Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!
✿TLam☕
câu 1 tham khảo:
Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến cho em hiểu được rằng, tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh thì tình cảm ấy cũng không bao giờ bị dập tắt.
Qua câu chuyện, em càng thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng.
=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.
Tham khảo:
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã thể hiện được tư tưởng sống cống hiến cao đẹp của tác giả Thanh Hải. Thật vậy, nó là mong muốn được góp chút sức lực nhỏ bé của tác giả vào cuộc đời chung được thể hiện vô cùng sâu sắc và sinh động trong khổ thơ 4 và 5. Ở khổ thơ thứ 4, cấu trúc điệp từ "Ta làm" đã cho thấy khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ. Cách dùng đại từ xưng hô "ta" cho thấy một sự khát vọng cá nhân nằm trong sâu thẳm trong tâm trí nhà thơ Thanh Hải. Có lẽ, từ tận sâu trong trái tim của mình, nhà thơ thực sự mong ước bản thân được cống hiến và đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, làm đẹp cho cuộc đời. Những hình ảnh "con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm" là những hình ảnh ẩn dụ cho những điều đóng góp làm đẹp cho đời của tác giả. Chao ôi, trong sâu thẳm tâm hồn của mình, Thanh Hải thực sự mình có thể đóng góp cho cuộc đời chung, dù chỉ là một con chim hót đóng góp tiếng hót cho đời, một cành hoa cho hương sắc hay một nốt trầm xao xuyến vào bản hòa ca chung của đất nước. Những dòng thơ cho thấy khát vọng cống hiến của nhà thơ, dù chỉ là những đóng góp nhỏ bé nhưng sâu thẳm trong nhà thơ, những sự cống hiến ấy là đóng góp vào cuộc đời chung. Theo em, đây là quan điểm sống vô cùng nhân văn và giàu ý nghĩa. Mỗi cá nhân đóng góp vào cuộc đời chung để làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp và hạnh phúc, tạo nền tảng hạnh phúc bền lâu cho cuộc đời và con người. Tiếp theo, ở khổ thơ thứ 5, hình ảnh mùa xuân nho nhỏ ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho những khát vọng, việc làm cống hiến cho cuộc sống, cho đất nước. Theo em, đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo và mang đầy giá trị nhân văn. Mùa xuân nho nhỏ chính là những khát vọng được cống hiến, làm đẹp cho đời của mỗi cá nhân. Tư tưởng ấy thực sự là tư tưởng cao đẹp và mang đầy tính nhân văn của con người. Con người sống trên đời đều cần một lý tưởng sống cho mình. Và lý tưởng sống cao đẹp nhất đó là lý tưởng sống cống hiến, sống cho đi mà không cần báo đáp, sống để tô điểm cho đời, sống để cống hiến và xây dựng cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn. Nếu mỗi người đều có thái độ sống đẹp và giàu triết lý như vậy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Từ "lặng lẽ" trong bài thơ là thái độ cống hiến và xây dựng cuộc sống một cách âm thầm, lặng lẽ, không cần ai biết đến. Tư tưởng sống cống hiến của nhà thơ Thanh Hải còn được thể hiện qua việc bất chấp tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc". Dù ở độ tuổi nào thì con người sống trên đời cũng cần cống hiến vào cuộc sống chung, góp mình vào công cuộc chuyển mình và dựng xây đất nước. Đây là khổ thơ mà em thích nhất bởi vì nó thể hiện tư tưởng sống cao đẹp và đầy tính nhân văn, mỗi người, mỗi cá nhân đều có thể tạo nên 1 mùa xuân nho nhỏ để góp phần xây dựng nên mùa xuân trường tồn mãi mãi của đất nước giàu đẹp và xã hội phồn vinh. Về phía bản thân em, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể trở thành một công dân có ích, một người tri thức thi đua hàng ngày vì sự phát triển đi lên của đất nước.
Phép thế: nó (in đậm cả câu được thế)