Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.
- Em dựa vào cách tác giả trình bày đâu để xác định cấu trúc: tác giả nêu câu chủ đề trước, rồi sau đó mới lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.
Phương pháp giải:
- Học sinh chọn một trong hai đề.
- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.
- Lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.
+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”
+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.
- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.
- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
3. Kết bài
Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Đề a:
Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
+ Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình
+ Thân bài
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người
- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
Tâm trạng của Người
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
+ Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b:
Nghị luận về đại dịch covid-19
+ Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt
+ Thân bài
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.
- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.
– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam
+ Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
THAM KHẢO !
Hạnh phúc, một cảm nhận sâu lắng nhất của cả trái tim và lý trí. Rất bình yên bởi nó giản dị chân thành, rất vĩ đại bởi chính bản thân giá trị của Hạnh phúc.
Từ nhỏ bạn có làm bài văn giải thích câu nói:"Hạnh phúc là đấu tranh" không? Tôi đã tốn rất nhiều suy nghĩ khi đó mà bài văn cũng chẳng được điểm cao! Đến khi trải nghiệm cuộc đời, tôi mới thấm thía, Hạnh phúc là đấu tranh. Mà đấu tranh để chiến thắng được chính bản thân mình là cuộc đấu tranh khó khăn nhất để dành được một hạnh phúc trọn vẹn nhất.
Trong cuộc sống, ai cũng đã từng nói mình được hạnh phúc. Có người bảo hạnh phúc là khi ta có được những gì mình ao ước, những gì mình mong muốn và những gì mình thích. Nhưng cũng có những người nói hạnh phúc là khi ta đau khổ chờ đợi một điều gì, chờ đợi điều gì là hạnh phúc, điều gì mang đến cho ta hạnh phúc. Nhưng có người lại nói: "Hạnh phúc là khi ta có một việc gì đó để làm, có một người để yêu, có một điều gì đó để hy vọng, một điều gì đó để ước mơ...”.. Nhưng đâu ai hiểu rằng:” Hạnh phúc là gì? và “Hạnh phúc là đấu tranh” như c. Mác đã từng nói với con gái của mình.
Vậy Hạnh phúc là gì?
Câu hỏi này quả thật khó trả lời.. Mới đầu nghe thì thật đơn giản nhưng khi ta trả lời thì nó lại quá mông lung và thật khó định hình, bởi lẽ hạnh phúc với mỗi người là khác nhau và ít ai có thể định nghĩa chính xác được hạnh phúc. Theo từ điển nói thì Hạnh phúc có nghĩa là sự sung sướng đầy đủ. Đối với nhiều người, hạnh phúc là thứ gì cao xa khó đạt tới. Không chỉ những người bị khiếm khuyết một phương diện nào đó trong cuộc sống nên cảm thấy mình bất hạnh, ngay cả nhiều người có cuộc sống tương đối vẹn toàn: nhà cao cửa rộng, tiền bạc dư dả... cũng không thấy hạnh phúc vì họ còn mong có thêm và thêm nữa. Ngược lại có nhiều người hạnh phúc đối với họ rất đơn sơ. Với nhiều người lắm lúc hạnh phúc lớn lao như vừa đạt được một điều gì đó rất lớn trong cuộc sống nhưng có lúc hạnh phúc rất đỗi bình dị... như một tách trà ấm giữa đêm đông giá lạnh hay một bàn tay nhẹ lau giùm những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Hạnh phúc là vậy, đến bất ngờ và ra đi cũng thật nhanh chóng khiến cho người ta luôn có cảm giác hụt hẫng đến rồi cái phút giây hạnh phúc ngắn ngủi đó trở thành một kỉ niệm thật khó quên...có những khi hạnh phúc đến bất chợt, không biết trước mà khi ta kịp nhận ra thì ta đã là "người hạnh phúc" rồi.
Hạnh phúc mang đến cho người có nó cái cảm giác lâng lâng khó tả, nghẹn ngào không thốt nổi nên lời, không một ngôn từ hay bút mực nào có thể tả được, nó để lại trong lòng "chủ nhân" một ấn tượng khó phai. Nó có thể xoa dịu cả những nỗi đau tột cùng nhất nhưng thường chỉ mang tính ngắn ngủi không gian và thời gian. Nhưng có khi hạnh phúc lại là được tìm tòi, và cố gắng để có được nó. Riêng với tôi, hạnh phúc là khi bé được mẹ cho quà, khi lớn lên được cắp sách tới trường,và là được dạo bước trên con phố nhỏ ngắm nhìn từng hạt mưa rồi để rồi chờ đợi một điều gì mong manh, sâu thẳm, là khi ta mỉm cười nằm xuống ta thanh thản với những gì mình có được, là khi ta đi xa, ta nhận được thư từ bè bạn và người thân, là khi ta cô đơn ta chẳng riêng lẻ một mình, là khi ta có niềm tin vươn tới những ước mơ, những gì mình đặt ra, những hoài bão của tuổi trẻ. Hạnh phúc thật là mong manh nhưng cũng là vô tận.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh những cụ già trong viện dưỡng lão. Họ hạnh phúc biết bao khi có người đến trò chuyện cùng mình. Là những em nhỏ, ánh mắt ngời lên vì hạnh phúc khi nhận được quà bánh. Với mỗi người nghèo, hạnh phúc của họ là có đủ tiền để chi trả cho ngày hôm nay và không phải lo nghĩ ngày mãi sẽ ra sao. Hay hạnh phúc là những người thân xa nhau giờ được gặp lại như chương trình “ Như Chưa Hề có - Cuộc Chia ly” đã từng đưa. Qua chương trình ấy ta cảm nhận được niềm hạnh phúc, nỗi vui mừng và cả những giọt nước mắt xúc động đến nghẹn ngào của họ.
Hạnh phúc đôi khi thật đơn giản, là những gì ta đã nắm giữ trong tay, những gì ta đã mong muốn và có được.
Hạnh phúc là thế, còn đấu tranh là gì? Tại sao ta lại phải đấu tranh cho hạnh phúc?
Theo đúng nghĩa của từ điển thì nói rằng đấu tranh là sự chống lại để bảo vệ hoặc giành lấy một thứ mà mình mong muốn.
Vậy tại sao ta phải đấu tranh cho hạnh phúc?
Ta phải đấu tranh cho hạnh phúc vì sao ư?
Bởi từ khi ta sinh ra, con người đã bị sắp sẵn vào những hoàn cảnh khác nhau mà mình không hề mong muốn. Có người thì giàu, có người nghèo, có người thì ốm đau, có người mạnh khoẻ.... Tất cả dường như là sự an bài của Thượng đế, dù muốn dù không ta vẫn phải chịu mặc dù ta có ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên, con người là người chứ không phải cỏ cây hay vật vô tri vô giác để rồi khuất phục sự an bài đó. Chính vì vậy con người dám dấn thân đấu tranh để mong muốn đạt tới ước mơ của mình là con người hạnh phúc. Vì sao? Sao lại nói họ là người hạnh phúc?
Vì chúng ta đã không phải là thực vật, chúng ta đã không cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh, chúng ta đã dám đấu tranh cải tạo cái hoàn cảnh éo le của mình, chúng ta mong muốn vươn lên, mong muốn sống tốt. Trong mỗi chúng ta đều có một người anh hùng đấu tranh, có điều chúng ta có chịu lắng nghe, có dám hành động theo người anh hùng đó không mà thôi! Khi ta nghe theo người anh hùng ấy mà dám vươn tới cái mong muốn, cái hoài bão của mình để rồi 'đạt được hạnh phúc ấy, khi đó thì ta là người hạnh phúc.
Có người bảo, đấu tranh mà không thành công, thất bại còn đắng cay hơn không đấu tranh, nên cúi đầu sống âm thầm, bản thân an lành là quan trọng, nhà của mình an lành là quan trọng, của cải của mình an lành là quan trọng...Có câu nói “Hãy sợ những kẻ dửng dưng lãnh đạm, họ không giết anh, không phán anh nhưng chính là nhờ sự im lặng đồng tình của họ mà trên trái đất này mới còn chuyện giết người và phản bội”. Nếu như ngày xưa đất nước chúng ta không vùng nên đấu tranh giành lại hoà bình để mọi người được sống trong hạnh phúc thì sao giờ đây chúng ta lại có cuộc sống tốt như thế này? Nếu những người lính không đấu tranh vì hạnh phúc của gia đình mình, đất nước ta giờ phút này liệu có yên bình hay không?'
- Viết về một vđ xã hội bạn quan tâm.
tham khảo:
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Phương pháp giải:
Đọc lại bài luận về bản thân trong phần thực hành viết và bài viết nghị luận về vấn đề xã hội ở phần nói và nghe để so sánh dựa theo các tiêu chí trên.
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm | Luận về bản thân | Nghị luận về vấn đề xã hội |
Nội dung | Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất. Cuộc sống có thể không như ta mong muốn nhưng chỉ cần ta hài lòng thì chứng tỏ ta đã thành công. | Thành công và hạnh phúc luôn là hai mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Thành công và hạnh phúc nằm trong chính suy nghĩ và sự lựa chọn của bản thân. Con người có cho mình một đích đến hoàn mỹ và đầy ắp sự thỏa mãn, đó chính là thành công và hạnh phúc. |
Cấu trúc | - Quan điểm sống của bản thân. - Trải nghiệm đáng nhớ. - Thông điệp muốn truyền tải. | - Quan điểm của bản thân về thành công và hạnh phúc. - Muốn thành công và hạnh phúc thì cần phải có sự tập trung, kiên trì và nỗ lực. |
Ngôn ngữ | Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. | Ngôn ngữ nghị luận giàu tính thuyết phục, có xen lẫn yếu tố tự sự và biểu cảm. |
Tác phẩm | Luận về bản thân | Nghị luận về vấn đề xã hội |
Nội dung | Thể hiện cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân, hướng vào việc tự bày tỏ, tự soi xét và chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ,...của chính người viết. | Bàn luận về các vấn đề con người, xã hội, thể hiện ý kiến của người viết về những tư tưởng trong cuộc sống, bàn luận tính đúng sai của vấn đề và thuyết phục người đọc, người nghe. |
Cấu trúc | Linh hoạt, sáng tạo, người viết có thể triển khai mạch cấu trúc theo những trải nghiệm cá nhân: - Huy động trải nghiệm - Suy nghĩ về bản thân và cuộc sống - Tưởng tượng về tương lai - Bài học từ những trải nghiệm của bản thân - Kêu họi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc | Cấu trúc logic, chặt chẽ giữa các luận điểm, sử dụng lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục. - Thực trạng của vấn đề xã hội - Bàn luận về tính đúng sai, những mặt tích cực / tiêu cực của vấn đề xã hội - Phân tích ý nghĩa của vấn đề xã hội - Bài học nhận thức chung - Bài học cá nhân |
Ngôn ngữ | Ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, mang cá tính của người viết, thể hiện cảm xúc chân thành | Ngôn ngữ rõ ràng, giàu sắc thái biểu cảm, có điểm nhấn. |
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Bài viết tham khảo
Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Bài viết tham khảo
Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.
Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.
Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.
Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.