Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết. Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa. Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm. Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú. Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà. Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Tham khảo nha em:
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Thamkhao
Bạo lực học đường là một vấn nạn nghiêm trọng của mọi thời đại. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường khiến cho nạn nhân bị tổn thương cả về tâm lí và thể xác. Không những thế, chính những đứa trẻ thực hiện hành vi bạo lực cũng nhận được những hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là sự xa lánh của bạn bè, sự khiển trách của gia đình và thầy cô, sự trừng trị của Pháp luật mà khiến cho chúng đi lầm đường, trở thành một phần tử xấu trong xã hội. Từ đây xã hội trở nên rối loạn, mất an ninh và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của bạo lực học đường là sự thiếu giáo dục, quan tâm dẫn đến nhận thức sai lệch để chứng tỏ bản thân, thu hút sự chú ý. Vì vậy, cần phải ngăn chặn tình trạng này từ nhận thức cho đến hành động. Chính quyền phải kết hợp với nhà trường và gia đình giáo dục kiến thức cho học sinh, quan tâm đến tâm lí và hành động, ngăn chặn và xử phạt thích đáng. Hãy tự ý thức trách nhiệm của mình để bạo lực học đường không còn là nỗi lo ngại của xã hội.
Tham khảo
Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
Sống, sống có ích và sống đẹp
Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để biết cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát, là muốn cảm được cái kì diệu của hóa công, đo được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách động, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây chùa dựng am, trồng tháp là sự bày tỏ cái lòng thành của bậc chân nhân, vĩ nhân. Lo cho dân cày thêm ruộng cấy trâu cày, kẻ bần hàn có cơm no áo ấm, được sống yên bình giữa bốn cõi, là cái tài, cái tâm của bậc đống lương, kinh bang tế thế xưa nay.
Lòng vui khi nghe suối reo chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cái đau của người, vui cái vui của thiên hạ. Ăn một miếng ngon, mặc cái áo đẹp, nơi ở là lâu đài, du ngoạn có xe tứ mã, thế là sang. Nếu thiếu đi một tâm hồn trong sáng, một đời sống tinh thần phong phú, thì chưa hẳn đã hạnh phúc?
Đến với một chân trời xa lạ, một ngọn núi dòng sông, một đảo xa biển biếc,... là được sống thêm một phần cuộc đời tốt đẹp. Gặp gỡ thêm một người bạn hiền tựa như sông suối thêm nguồn, như đứng trên núi cao ngắm trăng, không chỉ cảm được “thanh phong minh nguyệt” mà còn thấy được cái sáng của lòng mình, cái trong của hồn mình, cái thành thực của tình bằng hữu. Tinh bốn phương cao nhã là vậy.
(Tạp hứng ngẫu đàm - Lê Phan Quỳnh)
Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam
Yêu nước là một tình cảm và tư tưỡng phố biến, dân tộc nào cũng có, riêng gì dân tộc Việt Nam...
Quả thực yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến. Chim luyến tổ, cá quen đồng, người sao không yêu quê hương? Quê hương nhỏ là bản làng, ở đó có cha mẹ, anh chị em, có mồ mả ông bà, có bờ ao, bến đò quen thuộc. Quê hương lớn là nước nhà, ở đó có tất cả đồng bào cùng tiếng nói, phong tục, có toàn bộ lịch sử dân tộc gồm những lúc vinh, lúc nhục, lúc vui, lúc buồn đều có nhau; có vầng sao những anh hùng liệt sĩ với những chiến công hiển hách, đạo đức sáng ngời, lòng hi sinh vô hạn; có đền đài, miếu mạo, có núi cao, đồng rộng, sông dài, đủ làm nơi sinh tụ cho giống nòi ta. Quê hương lớn cũng gọi là Tổ Quốc. Người Việt Nam yêu nước Việt Nam.
(...) Tình cảm và tư tưởng yêu nước đều tồn tại ở tất cả các dân tộc trên đời, nhưng tùy nước, tư tưởng ấy sớm hay muộn, đậm hay nhạt khác nhau. Và, xưa nay cuộc đời dâu bể, có dân không còn nước để mà yêu, có nước mãi đến hiện đại mới hình thành. Nội dung lịch sử mỗi nước không nơi nào giống nơi nào. Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam sinh nở và phát triển trong những điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đặc sắc mà người Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để biết được chính mình.
Hồ Chí Minh - hiện thân của tình thân ái
... Hồ Chí Minh luôn luôn là hiện thân của tình thân ái, làm cho người ta dễ gần, dễ nói chuyện thân tình cởi mở. Hồ Chí Minh để lại cho người đối thoại niềm hân hoan vô hạn. Trong nhiều năm ở gần Hồ Chí Minh, không một trường hợp nào tối thấy Bác bực tức ra mặt, làm tổn thương dù một thoáng qua người đồng chí của mình. Đây là điều đến bây giờ hồi tưởng lại tất cả, tôi lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Về cá nhân tôi, tôi thấy cần phải nói ra một câu chuyện khiến cho đến bây giờ, sau nhiều thập kỉ tôi vẫn còn xúc động. Đây là một lầm lỗi của tôi có ảnh hưởng không hay lắm đến một việc Bác dự định làm. Mặc dầu vậy, Bác chỉ nói với tôi vẻ vẹn có một câu: "Chú làm hỏng việc". Phải là một con người giàu lòng khoan dung, độ lượng mới có thể xử sự một cách nhân ái như vậy. Chính thái độ này là một bài học mãi mãi ghi sâu trong kí ức tôi...