Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Có thể thấy, nhà trường chính là môi trường xã hội thu nhỏ đầu tiên mà tất cả chúng ta được tiếp xúc. Trường học không chỉ cho chúng ta kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cùng các mối quan hệ của con người. Những năm tháng cắp sách đến trường, môi trường học tập là cả thế giới với tất cả chúng ta, nên nếu như có bất kì thương tổn nào xảy đến thì sẽ để lại trong ta ám ảnh khôn nguôi. Từ nơi đây, con trẻ dần hình thành cho mình ước mơ, hoài bão, nuôi dưỡng và bồi đắp bao niềm khát khao cũng như cho ta hiểu về cuộc sống xã hội trong những mối quan hệ thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhà trường luôn là điều thiêng liêng. Mỗi chúng ta, thế hệ trẻ sẽ góp phần vào sự thiêng liêng ấy và tạo nên hành trang cuộc đời vững chãi.
Từ khi còn bé em đã được nghe mẹ nói 1 câu "Học tập nó sẽ giúp con thành người" . Và đúng như câu nói đó em đã biết rằng học tập nó sẽ áp dụng cho chúng ta rất nhiều trong tương lai.Học tập sẽ cho ta kiến thức,cho ta thêm nhiều sự hiểu biết , cho ta tìm được con đường thành công.Hãy thử suy nghĩ xem,nếu chúng ta không học thì sẽ ra sao? Tất nhiên, trong đầu chúng ta sẽ trống rỗng không kiến thức .Và lúc đó chúng ta sẽ trở lên ngây thơ , và luôn ỷ lại vào người khác .Vậy nên , khi còn trẻ chúng ta phải chăm chỉ học tập ,rèn luyện vì một tương lai tươi sáng,hạnh phúc
Tham khảo
Chỉ cần một ngày còn sống là con người cần phải học tập bởi: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Học tập là học hỏi và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng. Cuốn vở là dụng cụ để ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập. Câu nói nhằm khuyên chung ta rằng học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ. Đó là một hành trình dài lâu chứ không phải là một giai đoạn ngắn. Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay. Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. Lê- nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Đac-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Học tập là cuốn vở không trang cuối, đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự. Thật dáng chê trách những ai tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập… Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta. Học kết hợp với hành thì mới có thành tựu. Có kiến thức rồi đem kiến thức ấy giúp ích cho đời thì việc học ấy mới thực hữu ích. Hiểu được ý nghĩa câu nói, hãy nỗ ực học tập hết mình, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời để hoàn thiện bản thân và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.
Em tham khảo:
Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng,các em cần phải rèn luyện để có thể thành con người có ích.Ngoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, trẻ em cần làm bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.
Tham khảo
Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.
Tham khảo:Đoạn văn nghị luận về vai trò của gia đình đối với chúng ta
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
Bạn tham khảo nhé !
Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri
Học tốt nha ~
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Một tương lai không xa. Nếu ta không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.
Đỉnh ghê, bài thảm như thế vẫn có thể sửa được. Nhưng bài của bạn sửa thì vẫn ko đủ yêu cầu rồi.
từ văn bản Cổng trường mở ra hãy viết 1 đoạn văn biểu cảm từ 8 đến 10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối vs cuộc đời mỗi con người và niềm vui của em khi được cắp sách tới trường
Tham khảo !!!
Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.
Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.
Tham khảo!
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.
ngắn hơn được ko bạn