Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du tác phẩm rất nổi tiếng trong nền văn học nước nhà. Trong Truyện Kiều, đoạn trích Cảnh ngày xuân là phần mở đầu với bối cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều trong khung cảnh thiên nhiên đầy màu sắc và thơ mộng.
Những câu thơ đầu tiên đã vừa tả không gian và nhắc về thời gian đã trôi qua:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Ngày xuân đến những cánh én chao liệng trên bầu trời, cánh én đưa thoi xuất hiện như muốn nói rằng mùa xuân đang ở quãng thời gian tươi đẹp và rực rỡ nhất, mùa xuân trôi đi quá nhanh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” như muốn nói đã qua sáu mươi ngày tức là thời gian đang ở tháng ba. Chỉ với hai câu thơ đã tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và không gian xuân.
Trong hai câu thơ cuối tác giả đã miêu tả rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên đầy màu sắc với hai gam màu chủ đạo đó là xanh và trắng.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Màu xanh từ cỏ non trải dài đến tận chân trời, dài như vô tận, điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê màu trắng. Từ câu thơ cổ của Trung Quốc miêu tả vài bông hoa lê đang nở hoa nhưng qua tài năng của Nguyễn Du đã trở nên sinh động, không gian thiên nhiên lúc này đã mở rộng, đẹp và thanh khiết hơn rất nhiều. Chỉ vài bông hoa lê điểm trên nền cỏ xanh nhưng đủ khiến cho không gian sinh động có hồn. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” càng làm cho màu trắng thực sự nổi bật hơn giữa nền cỏ xanh, thiên nhiên rộng lớn mênh mông hơn rất nhiều. Với 4 câu thơ đầu tác giả đã giúp người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức sống với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của cảnh vật đất trời khi mùa xuân.
Nguyễn Du tái hiện bức tranh thiên nhiên vào đầu xuân tràn ngập sức sống và giàu chất thơ. Đây là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong phần mở đầu của bài thơ Truyện Kiều. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện cùng với một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm được sử dụng trong Cảnh ngày xuân tươi đẹp.
k mình nha thanks
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.
Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Giới thiệu tác giả* Nguyễn Du*
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả.
Cảm nhận
Mở đầu khổ thơ, tác giả sử dụng từ ngày xuân để làm nổi bật không khí xuân đang lan toả không gian. Hình ảnh con én đưa thoi đã làm hiện lên khung cảnh những con én đang chao liệng trên nền trời xanh nhanh như thoi dệt vải. Miêu tả cảnh én là để nhà thơ gửi gắm một điều: ngày xuân tươi đẹp đang trôi qua rất nhanh. Tứ thiều quanh là chỉ ánh mây đẹp của mùa xuân nhưng những ngày xuân đẹp đẽ ấy đã trôi qua hơn sáu mươi ngày. Lời thơ phả phất âm điệu trầm buồn, nuối tiếc. Khung cảnh mùa xuân ấy còn được Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh “ cỏ non xanh tận chân trời”. Dưới ánh sáng rực rỡ màu xanh của cỏ như trải dài lên tới trời xanh. Sắc xanh tràn đầy sức sống của cỏ cùng với sắc xanh hiền hoà của trời đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi sáng: thảm cỏ xanh mướt như trải dài đến vô tận. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguy n Du không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn có đường nét thanh thoát. Câu thơ “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã thể hiện rõ điều đó. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài hoà. Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đã được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ đậm nét qua bốn câu thơ đầu trong văn bản “ Cảnh ngày xuân”.
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
(Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:
"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".
"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...
#tham khảo#
chúc bạn học tốt
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
cho ta thay duoc bac ho la mot nguoi rat vi dai co cong xay dung dat nuoc cong dau tranh chong lai ach do ho nen tac gia lam nhu vay de nhan manh duoc bac cao quy nhu mot mat troi o trong lang dang con rat do niem cao quy xuc dong cua tac gia doi voi nguoi bac vi dai nguoi cha gia cua dan toc ho chi minh
4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi." Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây: "Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.