Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh thông minh, nhạy bén với cái mới mặt yếu là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên.
Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt.
REFER
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
a. Mở đoạn.
Giới thiệu chung về đức tính trung thực.
b. Thân đoạn.
- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.
- Biểu hiện của tính trung thực
- Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống
+ Tạo niềm tin với mọi người
+ Được mọi người yêu quý.
+ Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.
- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)
c. Kết đoạn.
- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.
Tham khảo
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Tham khảo
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Tham khảo
Ngày nay, văn hóa đọc thường được nhiều người để cập đến với nghĩa là một hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với thông tin và nguồn tri thức một cách khoa học. Văn hóa đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người. Sách là nguồn tri thức rộng lớn của nhân loại. Mỗi cuốn sách là một thông điệp và một bài học sâu sắc trong đời sống. Thông qua những cuốn sách có thể giúp người đọc cải thiện kỹ năng giao tiếp với lối diễn đạt tốt và từ ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Sách không chỉ là một kho tàng tri thức bất tận của nhân loại mà còn là liều thuốc tinh thần trong những tháng ngày áp lực, mất phương hướng hay đơn giản tìm đến sự đồng cảm. Thế nhưng giới trẻ hiện nay dường như bị thế giới ảo lôi kéo mà quên đi giá trị trước mắt từ việc đọc sách. Thay vì chọn cách đọc sách thì các bạn trẻ lại tìm đến những trò chơi vô bổ khác làm cho văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay bị bỏ quên và đây được xem là mối lo ngại to lớn của gia đình, xã hội. Để văn hóa đọc ngày càng thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi người thì cần phải: Nâng cao nhận thức của bạn đọc đối việc phát triển văn hóa đọc, hãy chọn cho bản thân một thể loại sách yêu thích: Khi đọc một cuốn sách mà bản thân thật sự yêu thích thì cảm xúc cũng như tinh thần sẽ trở nên phấn chấn và đam mê hơn. Vậy tại sao thay vì cố ép bản thân hình thành một thói quen đọc sách lại không chủ động tìm những thể loại sách yêu thích để có thể chiêm nghiệm chứ.
Tham khảo:
Bước vào thế kỉ mới - một thế kỉ đầy hứa hẹn với tương lai nhưng cũng đầy thử thách, con người, đặc biệt là thanh niên cần phải chuẩn bị những hành trang để có thể cất cánh trên chặng đường bay của mình bất cứ lúc nào. Chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển, cũng là thời kì của công dân toàn cầu với yêu cầu lao động ngày càng cao. Vì thế mà hành trạng mà thế hệ trẻ Việt Nam cần phải tự trang bị cho mình ấy là tri thức, là kỹ năng, những phẩm chất tốt đẹp, tính cần cù, tỉ mỉ, chịu được khổ, được khó; dám chịu trách nhiệm, dám lên tiếng đấu tranh, dám nói và đặc biệt là phải có một trái tim yêu thương. Muốn làm được điều ấy, thanh niên chỉ có một con đường duy nhất là học tập và rèn luyện kết hợp với trải nghiệm thực tiễn. Học tập và rèn luyện giúp trau dồi, nắm bắt kiến thức tốt nhất. Còn trải nghiệm thực tiễn giúp ta nhận ra khó khăn để khác phục những hạn chế, tiếp tục phát triển, vững bước đi lên. Việt Nam là một nước là nước đang phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng muốn bật lên, vươn xa hơn nữa chỉ có đào tạo và phát triển con người. Đó mới là cách phát triển bền vững nhất.
Câu chứa thành phần phụ chú: In đậm
Tham khảo nha:
Tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống của tất cả chúng ta. Vậy tình bạn là gì? Thiếu nó, cuộc sống của ta sẽ ra sao? Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho riêng mình những người tri âm tri kỉ như Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha – Tử Kì hay Nguyễn Khuyến – Dương Khuê… Một chút tham lam ích kỉ hay ghen ghét đố kị cũng có thể khiến người gọi là “bạn” kia lợi dụng hay phản bội hòng trục lợi từ ta. Thêm nữa, là bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.
Trong cuộc sống, bên cạnh những tình cảm ruột thịt thiêng liêng thì tình bạn cũng là một giá trị tinh thần không thể thiếu. Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những người xa lạ, được hình thành khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống… Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải tình bạn nào cũng mang lại ý nghĩa thiêng liêng đó. Một tình bạn đẹp là tình bạn đi lên từ những cảm xúc trong sáng, cùng nhau phát triển, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, giàu nghèo,… Tình bạn không đẹp là tình bạn tồn tại dựa trên những vụ lợi, ích kỉ, cùng nhau đi xuống thậm chí cùng nhau sa ngã vào tệ nạn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng, thấu hiểu từ cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên những quan điểm, lối sống tích cực, tránh những suy nghĩ ích kỉ, hơn thua, ganh ghét. Có như vậy, chúng ta mới có được những người bạn tốt và được mọi người yêu quý, trân trọng.
Tham khảo:
I. Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí sống đẹp
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Đây là một ca dao nói về vẻ đẹp trong trắng của hoa sen. Hoa sen dù sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn, một hình ảnh rất đẹp. ý nghĩa hoa sen còn nhắc đến một đạo lí của của con người đó là sống đẹp. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về sống đẹp ở con người.
II. Thân bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí sống đẹp
1. Thế nào là sống đẹp:
- Sống đẹp là sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh
- Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú
- Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức
- Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người’
- Sống đẹp là sống vui tươi, hạnh phúc
2. Biểu hiện của sống đẹp:
- Sống văn mình
- Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
- Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
- Sống lạc quan, yêu đời
3. Ý nghĩa của sống đẹp:
- Được mọi người yêu quý
- Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
4. Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
- Sống phải biết nghĩ cho người khác
- Phải biết cống hiến
- Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tư tưởng đạo lí sống đẹp
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp
- Em sẽ làm thế nào để có lối sống đẹp.