Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả đã vận dụng cách nhìn xa gần trong thơ: đầu súng (gần), trăng treo (xa). Hình ảnh này thật đẹp, vừa thực, vừa mộng. Đêm trăng sáng, người lính " chờ giặc tới". Họ nhìn lên đầu súng, nhìn ra xa bầu trời, trăng đã xuống thấp hơn mũi súng. Đó là một hình ảnh thật nhưng cũng rất mộng, rất lãng mạn. Có thể chỉ trong giây lát nữa người lính phải đối đầu với cuộc chiến sinh tử, người còn người mất, nhưng người lính vẫn thả hồn theo ánh trăng. Thấy trăng như treo đầu súng. Hình ảnh trên làm cho trăng gần gủi với con người biết bao. Tình cảm giữa người lính và vầng trăng là một tình bạn thân thiết. Đây là một hình ảnh đẹp, độc đáo làm nên nét riêng của thơ ca kháng chiến.
Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí", tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.
+ Hình ảnh thực và lãng mạn.
+ Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.
+ Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
- Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.
→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
Tham khảo
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh", "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!
Tham khảo:
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.
Tham khảo!
Những người lính trên đường Trường Sơn thời chống MỹPháp và để lại trong ta bao ấn tượng khôn nguôi. Các anh hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường gian khổ hiểm nguy. Trước những thử thách, khó khăn trên tuyến đường Trường Sơn, người lính vẫn vững tay lái. Họ coi khó khăn như một thử thách của sự thích nghi nên họ cùng kể chuyện, cùng đùa vui. Hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Pháp một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Mùa thu thật ngọt ngào làm say đắm lòng người gợi lên trong tâm hồn chúng ta biết bao nhiêu cảm xúc về cuộc sống, về những gì đã qua. Mùa thu tới làm con người trở nên sống chậm lại những ồn ào náo nhiệt nhường chỗ cho sự bình yên dịu dàng.
Bầu trời mùa thu xanh trong bao la mênh mông hơn mở ra trước mắt con người những niềm hy vọng mới. Mở ra cho học sinh chúng ta biết bao chân trời tri thức mới khi mùa tựu trường đang tới gần bắt đầu một năm học mới với những hy vọng mới. Giữa trời thu thật xôn xao những tiếng trống trường giòn tan mỗi chúng ta như tự hứa với lòng mình cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn trong học tập để không phụ lòng chăm sóc yêu thương của thầy cô cha mẹ.
Một buổi sáng khi chúng ta thức dậy mở cánh cửa sổ ra chợt cảm nhận cảm giác của gió heo may thổi vào trong căn phòng của mình. Một cảm giác se se lạnh mà chỉ có mùa thu mới mang lại cho chúng ta. Phảng phất trong hương thu chính là mùi thơm của hương cốm, của những bông cúc vàng lung linh trong gió khe khẽ hát bài ca mừng thu sang. Cảnh vật như bừng tỉnh thức dậy hòa mình vào trong những tia nắng vàng của mùa thu tươi đẹp.
Nắng thu không oi ả gay gắt như nắng hè mà chỉ là những tia nắng vàng vọt, sưởi ấm cho con người và cây cối vạn vật ấm áp hơn. Nắng thu mang tới cho cỏ cây hoa lá một sức sống mới không bỏng rát như thiêu cháy của nắng hè.Nếu chúng ta nhắm mắt lại có thể cảm nhận được không khí mùa thu vô cùng tinh tế nó cho con người một cảm giác nhẹ nhàng tràn đầy sức sống, thổi vào tâm hồn chúng ta những cảm xúc thơ mộng khác thường.
Mùa thu đến trên những con phố mùi hoa sữa nồng nàn tỏa từng góc phố, khiến những đôi tình nhân đi bên nhau cảm thấy ấm áp hạnh phúc hơn. Hoa sữa khẽ tỏa hương nhẹ nhàng báo hiệu mùa thu đã về. Những chiếc lá vàng nhẹ rơi tạo thành bức tranh mùa thu rực rỡ nhưng gợi lên chút buồn man mác.
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.
• Hình ảnh thực và lãng mạn.
• Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.
• Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
- Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.
⇒ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
tham khảo
Trong khổ cuối của bài thơ "Đồng Chí", tác giả Chính Hữu đã viết "Đầu súng trăng treo". Câu thơ mở ra một hình ảnh hiện thực: đêm càng khuya, trăng trên vòm trời cao như sà xuống thấp dần. Những người lính đứng hướng mũi súng của mình lên bầu trời khiến ta có cảm giác vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu súng. Thế nhưng câu kết cúng có ý nghĩa lãng mạn vô cùng. Bởi hình ảnh đó gọi sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên đủ để ta thấy rằng những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế bước vào cuộc chiến đấu nhưng vẫn thơ mộng. Ngoài ra, câu thơ còn giàu ý nghĩa biểu tượng: "súng" là biểu tượng cho chiến tranh, cho người chiến sĩ. "trăng" là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình, cho cái đẹp, cho người thi sĩ. "súng" và "trăng" vừa tương phản, vừa tương đông. "sùng" gợi liên tưởng đến chiến đấu. Từ đó tác giả muốn cho chúng ta thấy rằng chữ "trăng" gợi sự hòa hợp giữa "súng" và "trăng" làm nên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu: người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Tham khảo:
Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:
Đầu súng trăng treo
Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh tương phản giữa chiến tranh và hoà bình đồng thời cũng là hình ảnh của hiện tại và tương lai. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời. Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dào dạt.