K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2019

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

K MK NHA

25 tháng 10 2019

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ

.

11 tháng 10 2021

Tham khảo

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

 

 

11 tháng 10 2021

Tham khảo in đậm nữa nhé!

10 tháng 10 2018

thương cảm về cô bé bán diêm

10 tháng 10 2018

"Cô bé bán diêm" là một câu chuyện cổ tích cảm động của nhà văn viết cho trẻ em nổi tiếng An-đéc-xen. Cô bé bán diêm trong câu chuyện có số phận vô cùng bất hạnh và khổ đau. Mồ côi mẹ, bà nội là người duy nhất đối xử tốt với cô bé lại mất, cô bé luôn phải chịu những trận đòn roi, miếng nhiếc của người bố vô trách nhiệm, cuối cùng phải đi bán diêm để kiếm sống. Trời lạnh cắt da cắt thịt, lại là đêm giao thừa, trong lúc mọi người đang quây quần quanh bàn ăn ấm cúng, trên con phố tối tăm, lạnh lẽo, cô bé với đôi chân trần và quần áo rách rưới đang chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, chống chọi với số phận để níu kéo sự sống còn. Cô bé ngồi nép vào một góc tường, không thể về nhà vì cả ngày nay, cô bé chưa bán được một que diêm nào. Quá lạnh, cô bé liều mình đánh lửa một que diêm, ảo ảnh hiện ra thật rõ nét, rồi que thứ hai, que thứ ba, que thứ tư...Dần dần những ảo ảnh hiện lên trước con mắt ngây thơ của cô bé. Que diêm tắt, thực tại tàn nhẫn lại hiện ra: bức tường lạnh lẽo, người qua đường nhẫn tâm, bầu trời tuyết rơi trắng gió, gió thổi cuốn vào lòng người...Những ảo ảnh đó là những ước mơ rất nhỏ nhoi của cô bé. Vì rét, cô bé thấy lò sưởi; vì đói, cô bé thấy thức ăn; muốn được đón giao thừa với người thân, cô bé thấy cây thông Nô-en; khao khát tình thương và sự ấp ủ, cô bé thấy người bà hiền dịu...Cứ như vậy, những giấc mộng đẹp đẽ hiện rồi lại tan, khiến người đọc phải xúc động và thương cảm cho cuộc đời tủi cực của cô bé bán diêm. Cuối cùng, sau tất cả, em bé đã chết vì lạnh và đói. Một cái kết thật thương tâm, nhưng trên môi em vẫn vương lại nụ cười. Em đã bay đến một nơi tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, không còn đói rét nữa, và hơn hết, là một nơi có hơi ấm của tình người...Truyện "Cô bé bán diêm" là sự cảm thương của tác giả dành cho những cảnh đời, những em nhỏ bất hạnh; đồng thời cũng lên án cái thế giới vô cảm, nhẫn tâm, nỡ lòng làm ngơ trước một em bé bán diêm trong đêm tối, để rồi em phải chết trong cô đơn.

18 tháng 10 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

18 tháng 10 2018

Bạn tham khảo bài này nha

Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

27 tháng 2 2021

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

27 tháng 2 2021

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.

Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, "… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên…”. Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ…

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

27 tháng 11 2021

tham khảo:

Hiện nay có vô số người phải nhập viện vì lí do ngộ độc thực phẩm. Các công an điều tra ra được rất nhiều của hàng bán hàng không có giấy chứng nhận, không nêu rõ được nguồn gốc xuất xứ nên đã phải vào tù. Những hành động vô lễ của chúng ta có thể làm đến tất cả mọi người và có thể sẽ làm hại chính cả bản thân mình. Vì vậy hãy suy nghĩ trước rồi mới nói, mới làm. Hiện nay dịch Covid - 19 đang bùng phát những nơi tặng các xuất ăn miễn phí bắt đầu xuất hiện. Vì thế đã có những nơi bán hàng chui xuất hiện. Lợi dụng lòng tin của người dân để dụ dỗ chúng ta mua những món ăn có chất độc hại có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Trên thời sự thường xuyên đưa những tin về ngộ độc thực phẩm. Chúng ta có thể thấy những người bị ngộ độc đa số là trẻ em. Vì trước cổng trường học luôn có những gian hàng với những món ăn, đồ chơi rất là bắt mắt vì thế bọn trẻ sẽ tụ tập để ra ngoài mua hàng rong. Những cây kẹo boonng gòn, những ly đá bào, những cây xúc xính chiên,....đều rất có hại cho chúng ta. Gần đây nhà trường chúng em thông báo học sinh sẽ không được mua chai nước siro dạng xịt vì trong đó có rất nhiều hóa chất và có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết những học sinh uống loại siro này đều bị tử vong. Có khi những phụ huynh nghe theo ý con mình mua những món ăn ngoài cổng trường cho con mình vì thế con mình đã phải nhập viện vì sự nuông chiều của chính mình. Em hy vọng rằng những ca bị ngộ độc thực phẩm sẽ ngày càng giảm đi ở nước ta để đảm bảo tính mạng của mọi người và của chính bản thân chúng ta.

27 tháng 11 2021

tham khảo

Hiện nay có vô số người phải nhập viện vì lí do ngộ độc thực phẩm. Các công an điều tra ra được rất nhiều của hàng bán hàng không có giấy chứng nhận, không nêu rõ được nguồn gốc xuất xứ nên đã phải vào tù. Những hành động vô lễ của chúng ta có thể làm đến tất cả mọi người và có thể sẽ làm hại chính cả bản thân mình. Vì vậy hãy suy nghĩ trước rồi mới nói, mới làm. Hiện nay dịch Covid - 19 đang bùng phát những nơi tặng các xuất ăn miễn phí bắt đầu xuất hiện. Vì thế đã có những nơi bán hàng chui xuất hiện. Lợi dụng lòng tin của người dân để dụ dỗ chúng ta mua những món ăn có chất độc hại có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Trên thời sự thường xuyên đưa những tin về ngộ độc thực phẩm. Chúng ta có thể thấy những người bị ngộ độc đa số là trẻ em. Vì trước cổng trường học luôn có những gian hàng với những món ăn, đồ chơi rất là bắt mắt vì thế bọn trẻ sẽ tụ tập để ra ngoài mua hàng rong. Những cây kẹo boonng gòn, những ly đá bào, những cây xúc xính chiên,....đều rất có hại cho chúng ta. Gần đây nhà trường chúng em thông báo học sinh sẽ không được mua chai nước siro dạng xịt vì trong đó có rất nhiều hóa chất và có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết những học sinh uống loại siro này đều bị tử vong. Có khi những phụ huynh nghe theo ý con mình mua những món ăn ngoài cổng trường cho con mình vì thế con mình đã phải nhập viện vì sự nuông chiều của chính mình. Em hy vọng rằng những ca bị ngộ độc thực phẩm sẽ ngày càng giảm đi ở nước ta để đảm bảo tính mạng của mọi người và của chính bản thân chúng ta.