K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2022

Tham khảo

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian”,  thật vậy, thời gian luôn luân hồi theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông  nhưng tuổi trẻ qua đi sẽ không bao giờ trở lại. Khi bạn trẻ trung, mạnh mẽ và khỏe mạnh cả cuộc đời bạn sẽ trải rộng phía trước vậy nên hãy sống hết mình để khi ngoảnh đầu quay lại không phải thấy hối hận, hay tiếc nuối. Thấm thoắt đã 9 năm trôi qua, ngần ấy thời gian đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giờ nhìn lại, tôi luôn tự hỏi bản thân đã cống hiến được những gì, những gì mình chưa thực hiện, và những gì mình phải làm để đúng với nhiệt huyết tuổi trẻ, với tinh thần của một đoàn viên.

      Băn khoăn trên chưa biết phải trả lời như thế nào nhưng điều đầu tiên tôi muốn khẳng định đó là kể từ khi gia nhập tổ chức Đoàn tôi nhận được rất nhiều điều tốt đẹp và bổ ích. Từ những buổi sinh hoạt đến những hoạt động, phong trào đã giúp tôi không còn nhút nhát, e sợ nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin. Cũng nhờ tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên mà tôi được trải nghiệm thực tế, có những kiến thức, kỹ năng mềm cho cuộc sống, tôi tự tin giao tiếp, chủ động  tham gia, tổ chức những hoạt động phong trào sôi nổi ở trường, ở chi đoàn xã nơi mình sinh sống. Có thể nói hoạt động Đoàn tạo cho tôi động lực để tiến lên và có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi hoàn cảnh.

      Là một người con của quê hương Vĩnh Linh lũy thép anh hùng, tôi thấy tự hào vì đó là vùng đất sinh ra những con người hào kiệt, những đoàn viên ưu tú trải qua bao nhiêu thế hệ nhuốm máu anh hùng làm nên lịch sử. Và bây giờ, đến với Cồn Cỏ, qua bao nhiêu tháng ngày chung sống tôi cũng có chung một nhận định ấy. Sự trường tồn và phát triển của hòn đảo nhỏ ngày hôm nay phần lớn được gây dựng từ bàn tay vững chải, sinh mạng quý giá của lớp lớp đoàn viên thanh niên. Họ đã bỏ lại cả một quảng đời thanh xuân, tình yêu đôi lứa để cống hiến vì chủ quyền thiêng liêng của biển đảo, một góc của bầu trời Tổ quốc. Có lẽ ai sinh ra rồi cũng có sứ mệnh của riêng mình và sự để lại dấu ấn là tùy theo cách, theo lựa chọn của mỗi người. Cá nhân tôi rất muốn đặt lại một dấu chân của tuổi trẻ, của sự nhiệt huyết ngay trên chính mãnh đất này. Tại đây tôi đã tham gia một số phong trào do huyện đoàn tổ chức và thấy được rằng công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở đây rất sôi nổi thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia. Nơi đảo xa, ý thức trách nhiệm của Đoàn viên lại càng tăng thêm, mọi người hăng hái hoạt động với tinh thần: “ Tuổi trẻ Cồn Cỏ Tiên phong – Gương mẫu – Đoàn kết – Sáng tạo”. Hoạt động gần đây nhất của chúng tôi là tham gia dọn về sinh làm sạch môi trường, tô thêm màu xanh của nước biển. Đặc biệt là các anh chị em đoàn viên tích cực, hào hứng trong việc chuẩn bị cho ngày Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện đảo Cồn Cỏ nhiệm kỳ 2017-2022. Sự thành công của Đại hội là niềm vui, là khởi nguồn cho ý chí trong mỗi chúng tôi. Tôi hi vọng rằng sau Đại hội Huyện đoàn sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa để chúng tôi được tham gia, để ngọn lửa tình nguyện đang rực cháy trong trái tim của mỗi Đoàn viên thanh niên được hiện hữu qua từng hành động thiết thực, qua những việc làm sáng tạo, có hiệu quả cho biển đảo quê hương.

 

      Phải chăng, tình yêu nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ luôn được cho đi và nhận lại thật đẹp, thật ý nghĩa và những giây phút đó đã khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì trên vai mình khoác lên màu áo xanh tình nguyện. Dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi tin rằng bản thân mình sẽ là một cá nhân có phẩm chất và năng lực toàn diện, đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp làm giàu đẹp cho quê hương Cồn Cỏ thân yêu.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

 

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

10 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

10 tháng 5 2021

tk hơi dài nha bn chọ lọc hộ mình 

Trong văn bản "Bàn luận về phép học", tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra những biểu hiện học tập lệch lạc sai trái như: học chay, học vẹt, học vì danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Học chay chính là việc học những lý thuyết một cách bài bản nhưng không biết cách áp dụng vào thực tế, học làu làu lý thuyết nhưng chẳng hiểu được nó sẽ áp dụng trong đời sống như thế nào. Học vẹt chính là việc học máy móc thuộc lòng tất cả nhưng ta chẳng hiểu gì về những vấn đề đã học đó mà chỉ học như một con vẹt nhại lại mà thôi. Học vì danh lợi tức là học để có được danh lợi chứ không phải học để có được kiến thức. Theo em, đây đều là biểu hiện của những lối học nông cạn, làm sai lệch đi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của việc học cũng như làm suy thoái đi những kỷ cương của triều đình, của quốc gia, của hệ thống giáo dục, làm nảy sinh ra những tiêu cực, gian lận trong xã hội. Hay như trong văn bản, tác giả đề cập đến hậu quả là "chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan". Vì nhân tài là xương cốt của quốc gia nên nếu như quốc gia chỉ còn toàn những kẻ dốt nát, nịnh hót thì đất nước chắc chắn sẽ đi đến sự bai vong một sớm một chiều. Tóm lại, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của việc học lệch lạc, sai trái và hậu quả của những biểu hiện đó đối với quốc gia, dân tộc.

22 tháng 10 2021

Giúp mình với các bạn

Người em yêu nhất trong gia đình là mẹ. Hằng ngày cho dù mẹ có bận đến đâu mẹ vẫn dành cho em sự chăm sóc đặc biệt. Mẹ rất sát sao trong việc học của em  Thường mẹ sẽ giao thêm cho em hai, ba bài tập để làm thêm rèn luyện phản xạ. Em biết mẹ vất vả nên luôn cố gắng học tập để mẹ vui lòng. 

7 tháng 11 2021

Lần sau đăng câu hỏi đừng có bôi đen nha

bạn bôi đen hết rồi không nhìn thấy chữ gì:v