Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng,các em cần phải rèn luyện để có thể thành con người có ích.Ngoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, trẻ em cần làm bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.
Mở Bài : Giới thiệu vấn đề
Thân bài : _ Giải thích vấn đề
+ tự học là gì ?
+ tiến bộ là gì ?
_ Chứng minh
+ tính tự học mang đến cho chúng ta những lợi ích gì ?
+ dẫn chứng kèm theo lý lẽ
+ đặt câu hỏi : nếu ko có tính tự học chúng ta sẽ như thế nào ?
nếu ta có tính tự học thì sẽ hơn người khác chỗ nào ?
+ liên hệ ngược chiều : phê phán những người ko có tính tự học
đưa ra lời khuyên thuyết phục
+ liên hệ bản thân
Kết bài _ khẳng định lại vấn đề
_ liên hệ bản thân
.
.
.
** sai thì thou nha **
Kết bài : _ khẳng định lại vấn đề
_ lời kêu gọi
.
.
kết bài ở trên sai nhes
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS là khá nghiêm trọng. Có đến 8% HS tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: HS THCS là 55% và HS THPT là 60%. Hành vi nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học là 22%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Vì thế, nhận xét của hai tác giả Đặng Văn Chương và Trần Đình Hùng (2012) làm cho những ai có trách nhiệm phải suy ngẫm: “Càng học lên cao thì số HS, sinh viên vi phạm đạo đức càng tăng lên.” Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học trong một năm học, tính trên phạm vi toàn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày (Mai Chi, 2017).
Nghiên cứu của tác giả Lê Duy Hùng (2013) về đạo đức của HS tại ba trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức là không nhỏ. Hành vi vi phạm phổ biến nhất là: chửi thề, chửi bậy; gây gổ, đánh nhau; trốn học, bỏ giờ và gian lận trong thi cử. Tỉ lệ 50% HS được khảo sát cho biết thỉnh thoảng có chửi thề và 12% thường xuyên có những hành vi đó. Tình trạng báo động HS gây gổ đánh nhau, trong đó không chỉ có HS nam mà còn có cả HS nữ. Một tỉ lệ đáng kể (34,2% HS) cho biết là thỉnh thoảng có thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau. Bên cạnh đó, hành vi bỏ giờ, trốn học cũng trở thành phổ biến. Có đến 26,7 % HS được khảo sát thừa nhận thỉnh thoảng và 7,5% cho biết là thường xuyên.
Khảo sát về thực trạng đạo đức của HS tại 5 trường THCS tại TP. Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Thi (2017) cũng đã có một thống kê về hàng loạt hành vi vi phạm đạo đức như: vi phạm quy chế thi cử, gây gổ đánh nhau, bỏ giờ trốn học, trộm cắp, thiếu tôn trọng thầy cô, …
Tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận giới trẻ nói chung và HS nói riêng không chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và theo dõi phản ánh của giới truyền thông, trong Văn kiện Đại hội Đảng khóa X (Đảng CSVN, 2006), Đảng ta cũng đã nhận định “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong giới trẻ”.
vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng, phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.
Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.
Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng đặt lên hàng đầu.
Khi chúng ta xác định: phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người.
Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.
Đạo đức của con người phải là lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục không còn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc.
Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố đạo đức. Mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội. Những đức tính tốt đẹp cần phải được thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt từ tấm bé đến lúc trưởng thành, đó là: “Thờ cha kính mẹ”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể chân tay”, “Trên kính dưới nhường”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Kính thầy yêu bạn”, “Cô giáo là mẹ hiền”, “Kính lão đắc thọ”, “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu không sẽ không làm đúng “đạo làm người”. Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. Đảng ta đã ra Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, cấp trên phải nêu gương sáng cho cấp dưới, đảng viên phải nêu gương sáng, làm mực thước cho người khác làm theo.
Cán bộ và đảng viên - những người cộng sản - giữ địa vị càng cao càng cần tu dưỡng, rèn luyện nghiêm cẩn. |
Làm được những điều này, chúng ta có cơ sở để tin rằng tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay sẽ từng bước được khắc phục. Không hề dễ dàng, không thể nóng vội, nhưng phải kiên quyết, quyết liệt với sự đồng tâm nhất trí của toàn Đảng, toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ, chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái tốt sẽ thắng cái xấu, chúng ta sẽ xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển - một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩaKINH TẾ
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”.
Nói ngắn gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2).
Trong vòng một vài năm nay, các phương tiện truyền thông đã nêu lên khá nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta - về của sự xuống cấp đạo đức, với chiều hướng ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Trước tiên là lĩnh vực kinh tế. Nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.
Thói tham lam, ích kỷ, thói
Bạn tham khảo nha!
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?
Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.Vì vậy, tự học còn giúp bạn hình thành đức tính cần cù, chịu thương chịu khó... giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và tự tin vào cuộc sống!
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy,chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập.Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập,dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công,sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Bác Hồ- vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.
Nhắc tới Bác- một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lý do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!
Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết- một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.
Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Vâng, chỉ là những bát “ cháo bẹ”, ”rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ. không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.
Tóm lại, “ học tập và noi gương làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.
Trong những môn học ở trường, tôi thích nhất là môn toán. Đây là một trong những môn học bắt buộc từ tiểu học đến trung học và thậm chí là đại học. Toán dạy chúng ta về những con số và phép tính. Học tốt toán mang lại cho chúng ta nhiều lợi thế. Làm toán giúp cải thiện não bộ. Hơn nữa, những người học toán suy nghĩ logic hơn. Có rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng toán như kinh tế, kĩ sư và cả trong buôn bán. Toán được cho rằng bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ và phát triển đến ngày nay. Ở VN ngày càng có nhiều những nhà toán học hay thần đồng toán học như Ngô Bảo Châu. Bởi thế, người Việt Nam rất tự hào về điều đó. Theo tôi, mỗi học sinh nên học giỏi toán hoặc ít nhất là biết đến toán bởi vì con người đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ từ toán, cụ thể là trong xã hội hiện đại.
“Ăn chơi đua đòi” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, trong các tầng lớp xã hội. Nó đã và đang diễn ra xung quanh ta, nhất là ở lớp trẻ và đặc biệt là học sinh. Đó là một “thói” xấu, rất đáng trách.
Thói ăn chơi đua đòi rất xấu, thường là lối sống của những người bắt chước nhau, trong đó có các bạn học sinh của chúng ta. Các bạn này thường hay chưng diện, mặc đồ “mốt”, chạy xe “xịn”, mang giầy dép “xịn”, tóc nhuộm đủ màu lòe lẹt để chói con mắt mọi người. Quái dị hơn nữa là một số bạn học sinh nam còn bấm lổ tai để đeo hoa tai, rồi lại xăm mình, xăm tay, xăm đủ mọi thứ nhằm làm thêm nổi bật ... đáng trách hơn nữa là các bạn lại đi vênh váo, nghêu ngao ngoài đường, chẳng tôn trọng ai cả, rồi cũng tự xưng “ta đây là đại ca, là anh hùng” nữa chứ! Thật là nực cười!
Các bạn thường hay la cà các quán chơi bi da cá độ, cờ bạc, hút chích, tụ tập với bọn xấu bên ngoài làm đủ mọi việc. Học hành thì chẳng ra gì luôn gây gỗ với các bạn trong lớp, trong trường gây mất trật tự, nề nếp. Nghiêm trọng hơn là các bạn vô lễ với thầy cô, hổn xược với ba mẹ nữa chứ!
Nhưng, tại sao các bạn lại nông nổi đến thế? Chắc có lẽ, các bạn ỷ mình là “quý tử”, “tiểu thư”, con ông này, bà nọ, chức cao vọng trọng nên các bạn cứ thỏa thích ăn chơi, chẳng cần nghĩ gì cả. Mặc khác, do các ông bố, bà mẹ cứ nuông chiều, dẫn đến hậu quả. Hoặc do các bạn bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo mà sa ngã.
Nếu kéo dài tình trạng này, các bạn sẽ sa ngã mà bỏ học, lười lao động; sinh ra các thói quen như trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, rồi tù tội ... làm cho gia đình mang tiếng xấu xa, ê chề.
Học được một điều hay, rèn được một tính tốt là rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “chọn bạn mà chơi” là một bài học rất bổ ích để bạn tu dưỡng, sửa đổi tính tình. Các bạn hãy quay đầu lại, tìm lại những gì đã đánh mất, làm những gì chưa làm và nhận những lỗi lầm, thiếu sót của mình với mọi người. Các bạn phải sống sao cho giống với mỗi người, mỗi học sinh trong trường ta. Ở đây, các thầy cô và các bạn thân của bạn sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và gia đình cũng sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn tìm lại mái ấm ngày nào.
Nói tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp, ai cũng muốn, nhưng phải hợp lý, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới, cách sống mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bài học quý giá để những người học sinh đàn em chúng ta noi theo.
Hà Như Thủy ơi, đoạn văn ngắn thôi mà, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn, lời văn rất hay và mình cũng tham khảo được vài ý!!!!!!!!!!! Cảm ơn Hà Như Thủy nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
hôm nay là chủ nhật nên học làm gì hả bạn ?????
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.