Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Câu văn đầu tiên khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.
b. Các việc làm:
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố với bạn nhỏ:
+ Đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.
+ Dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.
+ Tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng,...
+ Luôn mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo
- Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bố: tự tay làm tặng bố một món quà, một tấm thiệp xinh xắn, mong bố luôn mạnh khỏe.
c. Câu cuối đoạn văn bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ với bố.
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có 3 phần. Đó là mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Nội dung chính của các phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu người sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc là ai?
+ Triển khai: Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với người đó và tình cảm dành cho họ.
+ Kết thúc: Khẳng định tình cảm bền chặt với họ
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách: nêu tình cảm, cảm xúc đó là gì, được biểu hiện ra sao, thông qua những kỉ niệm nào,....
1.
Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
2.Em tiến hành đọc soát đoạn văn và sửa lỗi nếu có.
1.
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
2.
Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.
Triển khai:
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa
Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
3.
- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.
- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.
tham khảo:
Em rất yêu quý bà ngoại của mình. Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Hàng ngày, bà vẫn ra vườn hái rau về nấu những món ăn ngon cho em ăn. Bà nói: "Minh phải ăn cơm thật nhiều để mau cao lớn khỏe mạnh nhé". Em mong bà luôn có nhiều sức khỏe để em được ở bên bà thật dài lâu.
tham khảo:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.
b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.
c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.
Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.
Dù thế nào,dù đi đâu tôi vẫn nhớ về bà tôi.Bà là một người lúc nào cũng quan tâm,chăm sóc tôi.Dù tôi có cao lớn thế nào thì cũng chỉ là một thiên thần nhỏ bé ở trong lòng bà mà thôi.
Bà nội là người đã vẽ nên cho em cả một vùng trời tuổi thơ tươi đẹp. Bố mẹ của em là công nhân ở khu công nghiệp, nên suốt thời thơ ấu, em được lớn lên trong vòng tay của bà. Bà vừa là bà, vừa là mẹ, vừa là cô giáo. Bà chăm lo cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ, từ bộ áo quần đến món đồ chơi. Dáng vẻ gầy gầy, cái lưng khom khom và mái tóc bạc phơ búi gọn trong tấm vải nhung của bà đã in sâu vào trong miền kí ức của em. Bàn tay của bà nhăn nheo, thô ráp, nhưng ấm áp phi thường. Hơi ấm ấy còn hơn cả bếp lửa ngày đông, hơn cả củ khoai nướng mới ra lò. Được bà xoa đầu, vỗ lưng, ôm vào lòng thì chẳng còn gì có thể hạnh phúc hơn nữa. Em rất biết ơn những chăm lo và hi sinh của bà dành cho mình. Cùng với đó là sự yêu thương, quý mến khó mà diễn tả thành lời. Ngày xa bà lên thành phố với bố mẹ để đi học, em đã khóc rất nhiều. Cả một góc trái tim em đổ sập hết cả, bởi thiếu đi hơi ấm của bà chèo chống. Từ lần đó, em mới thấm thía được nỗi nhớ nhung da diết là như thế nào. Mỗi ngày, em đều mong nhanh đến lúc được gọi điện cho bà, được về quê thăm bà. Vì em nhớ và yêu bà da diết. Chỉ mong sao bà lúc nào cũng khỏe mạnh, yêu đời để tâm hồn em mãi vẫn còn một bầu trời đầy nắng ấm.
Cảm giác sấu hổ lắm trong trang cá nhân của cô giáo thì người đứng đầu là tôi
Sấu hổ. Trong trang cá nhân cô chủ nhiệm là tôi . Đỏ mặt luôn
1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có