K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Tham khảo!!!

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

6 tháng 12 2021

cho mik hỏi là đâu là từ láy và đâu là từ mượn có được không, mink đang cần gấp, please!!

 

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ. 

14 tháng 12 2021

Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !

4 tháng 10 2021

Bài ca dao nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. Cách thầy phán là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng(từ láy), khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói đang hồi hộp chăm chú lắng nghe. Nhưng nói về những sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ , nực cười. Bài ca đã phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy. Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát(từ ghép), lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó(đại từ) châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học.

4 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nhiều nha

 

17 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

       Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, giang sơn(Từ Hán Việt) hùng vĩ, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ(Từ ghép). Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng.