K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

có làm thì mới có ăn, tự lên  mạng mà tìm

nhà bao việc

 

3 tháng 10 2021

Phương thức biểu đạt của bài truyện cổ tích về loài người 

Bạn tham khảo :

Xã hội điện đại,công nghệ phát triển từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng đi lên.Và chắc chắn,kèm theo đó là gồng quay nặng nề ,cùng với đó là lòng tham của con người-thứ đang ngày càng biến dạng trước những áp lực và khó khăn của cuộc sống.Vậy lòng tham là gì? Lòng tham đơn giản là ham muốn về một thứ gì đó , là sự đắm say,sự đam mê về một điều gì đó.Lòng tham xuất hiện ở mọi nơi,trong tất cả các tầng lớp từ nghèo đến giàu.Nhưng có lẽ vấn đề mà đáng để chúng ta bàn luận nhất là lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng - Một loại lòng tham cần được kiềm chế trong xã hội ngày nay.Tiền vốn dĩ  không mua được tất cả nhưng lại có thể làm người ta bị mất đi tất cả,danh tiếng tuy không nguy hại nhưng lại có thể làm phẩm chất của một con người biến chất hoàn toàn.Vậy có nên có lòng tham hay không? Có nên có lòng tham về sự giàu sang ,về danh tiếng,về tên tuổi của bản thân hay không? Theo em là có,tất nhiên là có,mỗi người đều nên và có quyền có lòng tham về một cuộc sống đầy đủ về vật chất,một danh tiếng tốt ,một cuộc sống hạnh phúc và thành công theo định nghĩa của riêng mình.Nhưng loại lòng tham này nên được kiềm chế lại,không phải loại bỏ mà là kiềm chế.Chúng ta có quyền tham muốn về một cuộc sống giàu có hơn,hạnh phúc hơn nhưng nhất định không được vì thế mà bán rẻ lương tâm,làm những điều thiếu đạo đức ,hay kiếm tiền trên những nỗi đau khổ,vất vả của người khác cũng đừng vì cái danh tiếng mà trở nên giả tạo,làm xấu xí đi trái tim của bản thân.Đời này ta chỉ được sống một lần,dù giàu hay nghèo thì ta cũng chỉ được sống một lần.Tiền bạc hay danh tiếng không thể đi cùng ta đi đến thế giới bên kia ,và giàu có đôi khi cũng chưa chắc đã hạnh phúc.Vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau kiềm chế lòng tham về tiền tài ,về danh vọng lại để quan tâm đến những người xung quanh ta,đến những người thân của ta.Nói chuyện với những đồng nghiệp,hàng xóm nhiều hơn,ăn bữa cơm ấm áp cùng với gia đình .Để ta thấy rằng cuộc sống này ,đáng tham nhất không phải là sự giàu sang hay danh tiếng vang vọng mà là những phút giây yêu thương,tình cảm với gia đình.Đó là những thứ mà một khi đã đánh mất thì dù có cố gắng cả đời cũng không thể nào lấy lại được ,là thứ vô giá nhất ,mà rất nhiều người giàu có và thành công  nhất mơ ước đến ,cũng khiến cho bao người phải hối hận vì đã bỏ lỡ.Nói tóm lại,đối với em,lòng tham về sự giàu sang và danh tiếng không nên bị loại bỏ nhưng cần phải kiềm chế lại vì cuộc đời còn có nhiều thứ "đáng tham" và vô giá hơn thế nhiều lần.Thật ra tiền bạc có thể kiếm lại,danh tiếng có thể dựng xây nhưng tình người,sự yêu thương và tình cảm gia đình là những thứ mà một khi đã bỏ lỡ hoặc vụt mất thì mãi mãi không thể nào lấy lại được nữa.Còn bây giờ,lựa chọn là của bạn,bạn đặt lòng tham của mình ở đâu để bản thân sẽ không hối hận? 

26 tháng 2 2018

Để hiểu và cảm nhận được nét đặc sắc của đoạn trích, cần phải nắm được vị trí của nó trong tác phẩm và phải biết dựng lại bối cảnh của câu chuyện. Phần đầu của đoạn trích, tiếng hò của chú Năm là chi tiết cần đặc biệt lưu ý. Phần sau đoạn trích, không nên bỏ qua nghệ thuật chuyển từ miêu tả các hiện tượng bên ngoài vào miêu tả tâm lí nhân vật một cách hết sức tự nhiên. Cũng cần nói được cái hay của chi tiết về mùi hoa cam...

Khi làm bài, không nên gán cho các hình ảnh, chi tiết những “ý nghĩa” quá rõ ràng, thuần lí. Sự thực, các hình ảnh, chi tiết trong đoạn trích đã hoàn toàn vượt lên tính chất minh hoạ đơn giản để đạt tới sức ám ảnh đích thực của nghệ thuật.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

- Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một truyện ngắn đậm chất tiểu thuyết. Hiện thực được miêu tả trong tác phẩm bề bộn, phức tạp và sống động. Các nhân vật đã sống tận cùng bản chất riêng tư của chính mình. Tính cách của họ không bị bào gọt đi cho phù hợp với ý đồ chủ quan của nhà văn, mà phát triển một cách tự nhiên và hợp logic, nói được với ta nhiều điều có ý nghĩa về cuộc đời. Trong truyện có nhiều chi tiết rất đắt vừa diễn tả được cái “góc cạnh’’ của hiện thực chiến đấu khốc liệt, vừa chứa đựng những tầng nghĩa thâm trầm khiến độc giả tiếp xúc một lần cũng không thể nào quên. Một trong những chi tiết thuộc loại đó là chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má đi gửi trước ngày lên đường nhập ngũ. Nó được kể lại trong đoạn văn rất giản di, cô đọng, từ “Trong lúc chị Chiến...” tới "... lội hết đồng này sang bưng khác”.

- Đọc cả truyện ngắn, chúng ta đã biết Chiến và Việt là hai chị em trong một gia đình có mối thù sâu sắc với quân giặc. Cả ba và má họ đều đã bị chúng giết chết. Hai chị em sống nương tựa vào nhau và được chú Năm đùm bọc, dạy dỗ. Họ đã xin nhập ngũ cùng một ngày. Trước khi lên đường, họ gửi đứa em nhỏ và bàn thờ má sang nhà chú.

- Là một nhà văn có trực giác nghệ thuật hết sức nhạy bén, tác giả đã không quên tạo một điểm nhấn với chi tiết “khiêng bàn thờ”, khiến tác phẩm đạt tới chiều sâu đáng kể. Người đọc có thể ngạc nhiên: làm sao nhà văn lại có thể chớp bắt được chi tiết hiếm, quý đó trong hiện thực để rồi biến nó thành một tín hiệu nghệ thuật sáng giá? Có thể giải thích bằng lí do tài năng và vốn sống. Chính những yếu tố ấy cho phép tác giả nhìn ra những mối liên hệ sâu xa giữa các sự vật ẩn dưới một số hiện tượng có vẻ ngẫu nhiên, rồi từ đó “bắt” người đọc nhận thức lại những “câu chuyện vặt vãnh’’ thường bị họ bỏ qua một cách phí hoài.

- Trước khi trực tiếp tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ, nhà văn đã nhắc tới một cách có dụng ý tiếng hò của chú Năm. Đây không phải là một âm thanh vô tình. Một cách hết sức tự nhiên, nó “dự báo” ý nghĩa của hành động sẽ được kể đến ở sau. Chắc chắn tiếng hò phải bao hàm một “thông tin” gì thật đặc biệt mà chú Năm (hay đúng hơn là tác giả) muốn ta lưu ý. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng hò lại được miêu tả kĩ như thế, từ cao độ, trường độ đến tiết tấu, âm sắc và hình như cả nội dung hàm chứa. Đây không phải là “giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông” chỉ có tác dụng gợi lên một nét riêng của phong cảnh. Đây là "lời thề dữ dội”, lời “nhắn nhủ, tha thiết” khiến người nghe không thể yên được. “Ánh nắng chói chang” giữa ban ngày đã tước bỏ đi sự mượt mà không cần thiết để tất cả phơi lộ ra mật bản chất nhất của chúng, theo một kiểu đầy kích thích: “nổi lên”, “cất lên như một hiệu lệnh”, “kéo dài”, “vỡ ra”, “ngắt lại”... Chỉ tả tiếng hò mà nhà văn đã làm dấy lên trong lòng người đọc bao dự cảm về hiện thực. Câu văn càng cố viết bằng giọng khô, đanh, lại càng có sức đập mạnh vào tri giác, cảm giác của người đọc.

- Với một tâm thế tiếp nhận đã được chuẩn bị trước ít nhiều (nhờ tiếng hò rất lạ của chú Năm), độc giả bỗng “vỡ ra” được nhiều ý nghĩa từ cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ đi gửi. Bàn thờ là vật thiêng liêng trong mỗi gia đình. Việc thay đổi vị trí của nó cũng như việc bày biện không thể tiến hành một cách tuỳ tiện như đối với các đồ vật khác. Chúng bao giờ cũng phải xuất phát từ những lí do đặc biệt. Việc chị em Chiến, Việt đem gửi bàn thờ sang nhà chú nói lên rất rõ quyết tâm của hai chị em: lên đường đánh giặc để trả thù cho ba má. Thông thường, bỏ mặc bàn thờ là có tội. Nhưng hành động của Chiến, Việt chắc sẽ được vong linh người chết đồng tình, bởi họ ra đi là vì người đã nằm xuống, và trước khi đi, họ đã không quên gửi gắm, khấn nguyện một cách chân thành. với chiếc bàn thờ trên vai, hình như cả Chiến lẫn Việt đều thấy mình gần với má hơn bao giờ hết. Nỗi lòng, tâm sự, lí do lên đường của họ được dịp bộc lộ một cách tự nhiên: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Nguyễn Thi khéo chuyển mạch văn từ miêu tả những hiện tượng bên ngoài đến miêu tả thế giới bên trong của nhân vật. Mọi chi tiết đưa ra đều súc tích, cùng một lúc nói được nhiều điều. Khi tả “bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng” và tư thế khiêng bàn thờ gọn ghẽ của chị Chiến, tác giả đâu phải chỉ dừng lại ở việc kể câu chuyện đã xảy ra lúc đó. Ông muốn ta hãy lưu ý tới tính xốc vác như một biểu hiện rất cơ bản của tính cách nhân vật. Rồi khi nói tới tiếng chân “bịch bịch” của chị Chiến là khi nhà văn tạo cho độc giả cơ hội nhìn sâu hơn vào nội tâm của Việt, và men theo dòng chảy nội tâm ấy mà hiểu ra tất cả ý nghĩa của sự việc đang diễn tiến: “Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. Triết lí trong lời nói thầm của nhân vật đã đến một cách tự nhiên, bất ngờ, hình như nằm ngoài chủ định. Đây chính là chỗ bộc lộ cái sâu sắc trong văn Nguyễn Thi: tính triết lí tự bật lên từ những tương quan mang tính bản chất nhất, cốt lõi nhất. Từ đây, người đọc càng ngẫm ra ý nghĩa khái quát, điển hình của chi tiết khiêng bàn thờ đi gửi: đó chính là cuộc chiến đấu của chúng ta - một cuộc chiến đấu có căm thù nhưng cũng có yêu thương; có sự quyết tâm nhưng cũng có sự thanh thản, nhẹ nhõm; có yếu tố hành động nhưng cũng có yếu tố tâm linh... Trong văn học chống Mĩ, tìm được một chi tiết thật “tiểu thuyết’’, thật cô đọng, nén chặt nhiều ý nghĩa như thế không phải dễ. Điều đó càng chứng tỏ tài năng xuất sắc của cây bút hiện thực nghiêm ngặt Nguyễn Thi.

- Ở cuối đoạn văn có một làn hương lạ xuất hiện: “Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”. Làn hương ấy nói lên chất trữ tình kín đáo mà sâu xa của văn Nguyễn Thi. Nó được nhắc đến cứ như không mà đầy dụng ý, và ngược lại, có dụng ý mà vẫn hồn nhiên như chính cuộc đời. Nếu ai đó cứ cố tình “khám phá” và gán ghép ý nghĩa này, ý nghĩa nọ rất mực cụ thể cho chi tiết đó, chắc chắn làn hương kia sẽ mất. Có lẽ chỉ nên hiểu rằng trong sáng tác của mình, Nguyễn Thi không bao giờ “trữ tình” một cách dễ dãi. Nếu có thì đó không phải là “trữ tình” của nhà văn mà là của chính cuộc sống dữ dằn, thô tháp nhưng không thiếu chất thơ này. Chính nó đã đưa lại cho người đọc những thoáng rung động cần thiết để sống và trụ vững giữa thời khốc liệt lúc bấy giờ.

- Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, ta có dịp hiểu sâu thêm thế nào là một hình tượng nghệ thuật, một chi tiết nghệ thuật đích thực. Chúng đi vào lòng người thật dễ dàng nhưng đã để lại biết bao ám ảnh, suy nghĩ và bâng khuâng.

Câu1:Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy Như buổi đầu hò hẹn, say mê Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng vềMà nói vậy: "Trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay Anh đón em về,...
Đọc tiếp

Câu1:

Chào xuân đẹp! Có gì vui đấy
Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: "Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu..."
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!

1)Phương thức biểu đạt của văn bản trên

​2)Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ

​3)Viết 7-10 dòng nói lên cảm xúc của mìnhvê đoạn thơ trên​​

​Câu 2:Nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng một bức tương đài về người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của người chiến sĩ Thăng Long -Hà Nội của dân tộc Việt Nam.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

0
25 tháng 11 2017

Đáp án C