Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... (lờ dẫn gián tiếp) Khi Trương Sinh đi rồi, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Trước những lời buộc tội của Trương Sinh, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ" (lời dẫn trực tiếp). Nhìn nàng tự gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Dàn ý nha:")
Mở đoạn:
- Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương".
Thân đoạn:
- Nội dung: tác phẩm tường thuật lại số phận của nhân vật Vũ Nương, phản ánh nên hình ảnh và cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến.
- Luận điểm:
+ Lòng yêu thương chồng của Vũ Nương:
-> Biết chồng có tính đa nghi nên Nương luôn lúc nào cũng giữ phép - không khi nào để vợ chồng thất hòa. (thành phần phụ chú)
-> Khi chồng phải đi lính 3 năm, nàng tiễn chồng với những lời tâm tư quan tâm yêu thương chồng thật lòng và không mong giàu sang danh thành chỉ mong Trương Sinh được bình an trở về. (Bạn trích trong SGK lời nói của Vũ Nương nha)
-> Khi bị nghi oan bản thân không trong sạch, Vũ Nương hết lời giải thích cuối cùng Trương Sinh vì quá đa nghi mà đuổi nàng. Không còn cách nào, nàng đành tự mình gieo thân xuống bến Hoàng Giang.
=> Vũ Nương là người con gái nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh yêu thương chồng thật lòng hết mực.
+ Lòng yêu thương con của Vũ Nương:
-> Luôn chăm sóc, quan tâm bé Đản đầy đủ nhất.
-> Sợ bé nghĩ mình không có đủ đầy một gia đình, nàng nghĩ cho con lấy bóng mình và chỉ cho con rằng đó là cha của em.
=> Vũ Nương là một người mẹ giàu lòng thương con.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại lòng yêu chồng thương con của Vũ Nương.
Phép thế: Vũ Nương - nàng.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Vũ nương là người vợ thủy chung, người mẹ hiền. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Vũ Nương còn là một người mẹ hết mực yêu thương con. Vì không muốn Đản nghĩ mình không có cha mà Vũ Nương đã nghĩ cách trỏ bóng mình trên vách tường và nói đó là cha Đản. Ta thấy Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô hạn. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.