K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2021
Hiện nay,trong một số các trường học,những học sinh giỏi của chúng ta thường có quan niệm rằng:"không nên kết bạn với những người học yếu".Và họ đó cũng có suy nghĩ rằng nếu kết bạn với những người học yếu thì về sau mình cũng sẽ học yếu như họ.Vậy quan niệm "không nên kết bạn với những người học yếu" có ý nghĩa như thế nào và tốt hay xấu trong học tập hiện nay Quan niệm: "không nên kết bạn với những người học yếu" mang một ý nghĩa không tốt trong học tập.Vì những người học yếu cũng có những cái hay của riêng mình mà những bạn học sinh giỏi khác không hề có.Họ không giỏi về mặt này nhưng họ giỏi về mặt khác.Chúng ta không nên theo quan niệm đó vì những người học yếu họ cần những người học giỏi để giải đáp những vấn đề mà họ không hiểu,và từ đó họ có căn bản mà làm thêm những dạng bài tập khác.Và từ đó họ từ một học sinh yếu lên học sinh trung bình đồng thời những người học sinh giỏi giúp họ thì có thểm một ít kinh nghiệm mới khác.Khi học sinh yếu được những bạn học giỏi giúp thì họ biết mình được quan tâm và học ngày càng tiến bộ hơn,họ sẽ không phải ở lại lớp để trở thành gánh nặng cho thầy cô giáo,không làm phiền lòng cha mẹ của họ.Nếu người học yếu không được người khác giúp đỡ thì họ sẽ không giải quyết được những vấn đề khó và ở lại lớp,để lại gánh nặng cho thầy cô giáo,làm buồn lòng cha mẹ,bị người khác chê cười,thêm khó khăn cho xã hội đang trong thời kì phát triển.Tóm lại.chúng ta không nên theo quan niệm :" không nên kết bạn với những người học yếu".Nếu theo quan niệm đó thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong xã hội,sẽ có thêm nhiều người nghèo khổ và trở thành gánh nặng cho thầy cô giáo,làm cha mẹ phiền lòng.Chúng ta nên giúp đỡ những người học yếu để giúp họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này,đỡ được gánh nặng cho xã hội đồng thời chúng ta sẽ được nhiều bạn bè quý mến và mọi người kính trọng. Quan niệm”Không nên kết bạn với những người học yếu” mang một ý nghĩa không tốt.Chúng ta không nên theo quan niệm đó mà phải kết bạn với những người học yếu,giúp họ giải quyết những vấn đề họ không hiểu để về sau họ trở thành một học sinh khá,trở thành một công dân tốt trong xã hội để giúp cho đất nước trong thời kì hội nhập.
16 tháng 1 2021

Tham khảo thôi nha:

Khẳng định đây là một quan điểm sai.Phân tích : học yếu không phải là thói xấu mà chỉ là một nhược điểm chủ quan do điều kiện khách quan chi phối ( sức khỏe, khả năng..)Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan điểm trên.Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả: không nâng đỡ bạn, trái lại còn đẩy bạn vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc; trong lớp sẽ có sự chia rẽ, ngăn cách, ...)Nêu quan niệm đúng của mình (nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ như vậy tập thể lớp mới đoàn kết).
26 tháng 9 2019

- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên này. Loại người này hiếm, thực ra không có

- Tác giả loại bỏ người thứ hai:

   + Loại người sau đây chắc chắn không ít, sợ rất nhiều thứ: quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn nhát, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.

1 tháng 7 2017

- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

 

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”

- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến

16 tháng 7 2019

Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

- Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định:

+ “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh”

+ Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo

+ Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường

2. Có thể bác bỏ

- Nêu tác hại

- Chỉ nguyên nhân

- Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề

6 tháng 5 2019

Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “Luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”

=> Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

Đáp án cần chọn là: A

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông...
Đọc tiếp

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).

Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

 

1
31 tháng 8 2023
 

Người viết đã bác bỏ những luận điểm: 

“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”

Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm?