Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một bức thư nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong số những văn bản hay nhất về môi trường và thiên nhiên. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Phần mở đầu của tác phẩm đã đưa ra mối quan hệ giữa người da đỏ và thiên nhiên. Từ đó, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt người da đỏ và người da trắng trong cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên. Để cuối cùng, ông đặt ra những đề nghị đối với người da trắng: “Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em”. Với một lối viết đầy thuyết phục, vị thủ lĩnh người da đỏ đã khẳng định được sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường. Sau khi đọc xong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, có lẽ bất kì người đọc nào cũng sẽ đồng ý rằng: “Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình”.
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Tham khảo!
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.
TL
Nhà bà ngoại ở đầu làng Hạ, cạnh hồ sen rộng hơn ba mẫu. Tháng ba, mặt hồ như được phủ một màu xanh biếc của lá sen. Có lá nằm bồng bềnh trên mặt nước, có lá nhô cao như chiếc lọng xanh, cuống lá có nhiều gai. Đầu tháng tư, sen nở hoa. Sen hồng và sen trắng nở xoè to như cái bát, phô nhị vàng thơm ngào ngạt. Đi qua hồ sen, em cảm thấy lâng lâng, chiếc túi sách như mang hương sen đến lớp.
HT
K nha bn
tk
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...
Tham khảo!
Tuổi học trò của em gắn bó với rất nhiều thứ như trang vở.mái trường,…nhưng có lẽ em lại có ấn tượng với cây phượng hơn cả.Cây phượng vào mùa hè với tiếng ve kêu râm ran có thể nói là một tác phẩm của mẹ thiên nhiên.Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa.Vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng em bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng em lần lượt trưởng thành.
Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!