Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Đoạn văn tham khảo
Trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang chi tiết phó may may áo ngược hoa đã cho thấy ông Giuốc-đanh là một kẻ ngu dốt, ưa nịnh, học đòi làm sang còn tên phó may thì ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Ông Giuốc-đanh trách thì bác phó may lại kêu ông có dặn may xuôi đâu. Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế bác phó may không cần may lại mà lại còn được khen là may được đấy. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là giống quý tộc kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng quan tâm nữa. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Qua đây có thể thấy được nhà viết kịch Mô-li-e thật sự thành công khi xây dựng nhân vật Giuốc-đanh này đồng thời qua đây tác giả phê phán những người ham danh hão, muốn học người ta làm quý tộc trong khi bản thân không biết gì, để cho những nhân vật kia lừa gạt một cách trắng trợn.Vở hài kịch Trưởng giả học làm sang là lời cảnh báo cho những kẻ bị tha hóa về nhân cách, hoang tưởng về mình, ham thích những thứ mình không thể có và không nên có.
Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị Giuốc- đanh phát hiện là may ngược hoa), đột ngột chuyển sang thế chủ động, tấn công đối phương bằng hai đề nghị liên tiếp: Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà và Xin ngài cứ việc bảo. Thế là Giuốc-đanh sợ, cứ lùi mãi. Lão ta sợ là phải vì nếu bác phó nổi cơn tự ái may hoa lại cho đúng hướng thì còn gì là quý tộc nữa? Cho nên lão vội hỏi bác phó may rằng liệu bộ lễ phục lão mặc có vừa vặn không. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia thường được may bằng loại vải tốt, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó lại may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều đó nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra chuyện những người quý phải đều mặc như thế này cả là lão chấp nhận ngay. Sau đó, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình khi may bộ lễ phục trước nên lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Bác phó may chống đỡ khéo léo: Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc và gỡ thế bí bằng cách hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái láu lỉnh đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nôn nóng muốn thành “quý tộc”để phớt lờ chuyện ăn bớt vải của mình.
Tham khảo:
Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ. Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.
Đoạn văn tham khảo
Thông qua truyện cười “Treo biển” tác giả dân gian đã nhằm phê phán những người không có chính kiến trong xã hội. Những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống. Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác,… những người này nếu không xem xét lại cách sống của bản thân thì sớm trở nên vô định. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.
Tham khảo!
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.
Tham khảo
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.
Ý kiến “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” đã diễn tả chính xác về các hình thức của tiếng cười trong truyện hài kịch, truyện cười. Tiếng cười trong hài kịch thường phê phán những nhân vật hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Nhân vật ông Giuốc-đanh trong “Trưởng giả học làm sang” là một nhân vật điển hình. Vì muốn trở thành quý tộc, ông đã tự biến mình thành kẻ ngu dốt hài hước bị mọi người xung quanh lợi dụng. Còn tiếng cười trong truyện cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người. Nhân vật chủ cửa hàng trong Treo biển, hay nhân vật anh có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới là những nhân vật đáng bị phê phán, chế giễu. Tóm lại, tiếng cười không chỉ có vai trò giải trí mà còn có mục đích chế ngự cái xấu trong xã hội.
Tham khảo:
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Tham khảo!
Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến Mĩ là những người hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì vì tương lai đất nước. Họ không ngại hiểm nguy, gian khổ, luôn hướng tới mục tiêu tự do, độc lập dân tộc.
Tham khảo
Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Ở họ có sự kết hợp hoàn hảo giữa những phẩm chất anh hùng cao đẹp và tâm hồn sáng ngời của người bộ đội Cụ Hồ.
Tham khảo!
Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.
Tham khảo
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.