K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm. Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt. Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”. Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới. Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn. Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước. Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh. Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới. Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt. Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 2 2019

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.

Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày

Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.

Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.

Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị … Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối.

Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.

Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.

Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.

Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.

Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.

Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi.

Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội.

Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.

Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.

Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.

  •  

Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.

Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

4 tháng 2 2019

Bố em đi xem pháo hoa .

Mẹ em đi làm .

Anh em đi học thêm

Chị em đi chăm em bé nhà ngta

Còn em ở nhà.....................!

4 tháng 2 2019

tối nay là giao thừa . bố và em trai em đi xem pháo hoa. mẹ thì ngồi xem táo quân . em cùng chị bày bánh kẹo , sắp xếp mâm ngũ quả . tuy bận rộn nhung ai cũng vui.

Ai ai trong gia đình em cũng mong chờ đến buổi tối giao thừa của năm cũ. Mẹ em thì dọn dẹp nốt nhà cửa, sau đó chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Bố em thì xem xét lại mọi thứ, xem đã đủ chưa hay còn thiếu gì đó. Em thì phụ mẹ bày bánh kẹo, ấm chén ra bàn để tiếp khách. Sau cùng, cả nhà em quây quần bên nhau xem chương trình Gặp nhau cuối năm, chương trình mà cả nhà em đều yêu thích. Cùng với đó, chia sẻ những câu chuyện của mình trong năm qua và chuccs nhau những lời đẹp nhất.

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà tôi mong chờ nhất, bởi gia đình tôi ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Tối trước khi thời khắc giao thừa, ai trong nhà tôi cũng luýnh quýnh cả lên, bố mẹ thì lo chuẩn bị mâm cũng tổ tiên, mâm cúng giao thừa, chị em tôi thì lo sắp xếp lại những thứ chưa gọn gàng, quét dọn thêm nhà cửa cho sạch sẽ, và đặc biệt là chuẩn bị sẵn những bộ quần áo mới, thơm tho để diện đón chào năm mới. Sau đó, bố mẹ tôi bắt đầu viết những lời chúc lên những tấm thiệp, nhưng phong bao lì xì, để dành tặng cho ông bà, các bác các cô, các em nhỏ. Chúng tôi cũng ngồi viết những lời chúc sức khỏe an lành dành cho bố mẹ, ông bà, và các bác….rồi bắt đầu mặc quần áo chỉnh tề và ngồi thưởng thức trái cây chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới sắp tới.

Và chỉ còn mười lăm phút nữa thôi, năm mới sẽ đến, khung cảnh trong nhà rực rỡ hẳn lên. Đèn nhấp nháy ở cây quất, cây cúc được bật sáng trưng. Xung quanh, nhà ai cũng đang bật sáng và mở những bài hát vui nhộn, những bài hát về mùa xuân, bài hát Happy New Year,…Làm cho không khí tết càng thêm rộn ràng. Các đứa nhỏ cũng háo hức chào đón năm mới mà không chịu ngủ, cứ chạy loanh quanh trên sân đùa nghịch. Ai nấy cũng vui vẻ hơn hẳn. Bố mẹ tôi cũng ra đứng trước cửa nhìn lũ trẻ mà cười tươi.

Đồng hồ điểm mười hai giờ, pháo bông bắn tung trời, bố tôi bắt đầu thắp nhang cúng giao thừa. Sau đó, cả nhà ngồi quay quần bên nhau và cùng xem ti vi nghe chủ tịch nước chúc tết, xem bắn pháo hoa. Và háo hức nhất đó chính là lúc bố mẹ lì xì cho chúng tôi những bao phong bì đỏ chói. Chúng tôi chúc bố mẹ sức khỏe và làm ăn phát đạt, đạt được những dự định cho năm mới và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm vui lòng bố mẹ.

Sau đó, các bác hàng xóm sang nhà tôi, chúc tết gia đình chúng tôi và bố tôi cùng đi theo các bác để đi chúc tết các gia đình khác. Nhìn khủng cảnh này chao ôi sao ấm áp quá. Năm nào tôi cũng cố gắng thức để cùng hưởng trọn cái không khí vui vẻ và ấm cúng bên gia đình, cùng nhau đón giao thừa.

Tôi nghĩ, đêm giao thừa dù bạn có ở đâu xa thì cũng hãy về tụ họp bên gia đình vì đó là nơi ấm ấp nhất, hạnh phúc nhất luôn chào đón ta. Giao thừa là thời khắc đẹp nhất của năm mang lại nhiều điều may mắn và hương vị cho chúng ta.

2 tháng 2 2019

Giao thừa chính là giây phút kỳ diệu, thời khắc quan trọng nhất của một năm. Nó chính là giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.Chính vì vậy, mọi người luôn coi giao thừa là một khoảnh khắc vô cùng trọng đại những giờ mà người thân yêu trong gia đình sum vầy quây quần bên nhau chúc cho nhau một năm mới mạnh khỏe, an lành, hạnh phúc.

Khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ báo hiệu năm cũ đã hết và những phút giây đầu tiên của năm mới đang gõ cửa tiếng pháo hoa nổ lên ở những nóc nhà xung quanh, tiếng vỗ tay hò reo của trẻ con hàng xóm.

Trong tiết trời mưa xuân lất phất bay, ông nội em thì lẩm nhẩm xít xoa cúng tổ tiên, còn ba mẹ em thì đang xúng xinh chuẩn bị bao lì xì để lát nữa đây khi gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình ba mẹ sẽ đem ra mừng tuổi ông bà và lì xì cho tụi em nữa.

Sau màn bắn pháo hoa là những lời chúc tết của chủ tịch nước, rồi những bài hát mừng đảng mừng xuân thi nhau vang lên thông qua hệ thống phát thanh của xã. Gia đình em quây quần bên nhau. Mẹ em hạ mâm cỗ cúng gia tiên trong đó có mâm xôi đỗ và con gà trống còn nguyên miệng ngậm hoa hồng đỏ xuống, rồi dùng kéo cắt chia nhỏ thành từng miếng vừa miệng.

Cả gia đình em sum vầy bên nhau mỗi người ăn nắm xôi nhỏ và miếng thịt gà để lấy lộc. Ba em bắt đầu giây phút mà em mong chờ nhất đó chính là mừng tuổi. Trước tiên ba mừng tuổi ông bà nội mong cho ông bà sang năm mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu, cùng cả gia đình đón thêm nhiều giao thừa nữa. Rồi tới lượt anh em em, ban chúc chúng em học giỏi, mạnh khỏe, giúp đỡ bố mẹ nhiều việc nhà hơn.

Em cầm bao lì xì của ba lòng tràn đầy phấn khởi, tò mò không biết năm nay ba lì xì cho mình bao nhiêu.

Sau đó, cả gia đình em rủ nhau lên chùa để mừng tuổi sư thầy, chả là bà nội em rất thích đi chùa nên năm nào sau khi cả gia đình quây quần chúc tết bên nhau bà đều động viên cả nhà lên chùa hái lộc cầu may. Nghe lời bà nội nên cả nhà em cùng nhau đi bộ lên chùa vì chùa cũng không xa nhà em lắm.

Em để ý năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong là thời tiết đều có mưa xuân nho nhỏ, bay lất phất trong không trung làm cho không khí mùa xuân vô cùng đặc biệt. Trên những cành cây những chiếc lá non mơn mởn đang phơi phới trong gió xuân thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt của mình.

Những nụ đào trong vườn nhà cũng nở bung mình trong không khí mùa xuân lộng lẫy, kiêu sa. Trên thân cây đào những chùm đèn nháy đủ màu sắc được quấn quanh cành cây làm tăng thêm sự tươi vui đẹp mắt.

Mẹ em thường bảo rằng, giao thừa là vô cùng quan trọng trong một năm khi cả gia đình được ở bên nhau trong thời khắc này thì cả năm mới sẽ luôn vui vẻ, sum vầy không bao giờ lìa xa.

Giao thừa chính là những giờ phút tuyệt vời thiêng liêng nhất trong năm, do đó những người thân thương dành khoảnh khắc này để ở bên cạnh gia đình của mình cùng nhau chia sẻ giây phút lịch sử quan trọng của mùa xuân của đất trời giao thoa làm một.

Bn rút gọn nhé

Rồi tự lm phần b

Mk buồn ngủ quá nên off ko lm đc

Mong bn thông cảm

Chỉ còn vài ngày nữa là đến tết rồi . Tết thì nhà nào chẳng có hoa đào ,mai và quất.  Như hoa đào có màu giống như một bông hồng nhung.Hoa mai vàng rực rỡ như đang tỏa ánh nắng cho nhà em. Qủa quất thì to chỉ bằng nắm tay của em. Màu của quất như màu của quả cam. Đi ra đường em thấy có rất nhiều hoa đào , mai và quất rất dẹp

                    k cho mình nha ,cảm ơn .

chúc gia đình bạn tết vui vẻ hạnh phúc nhiều tiên mừng tuổi

6 tháng 2 2018

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

26 tháng 10 2017

............. thân mến!

Sáng nay chủ nhật, mình được ba má cho đi dạo chợ hoa ở công viên 23 tháng 9 trước cửa chợ Bến Thành. Giữa bát ngát một rừng hoa muôn sắc, muôn hình, mình say mê ngắm nhìn, thưởng thức những vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và ao ước giá như có Hà bên cạnh thì thú vị biết chừng nào!

Cho đến lúc này, những cảm xúc rạo rực khó tả ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn mình. Mình muốn chia sẻ nên viết thư cho bạn đây, Hà ạ!

Trước hết, Hà cho mình gửi lời thăm hỏi tới ông bà nội, hai bác và bé Hồng Minh nhé ! Còn mình và gia đình vẫn khoẻ. Việc học tập, sinh hoạt của mình vẫn bình thường như trước.

.......... thân!

Dấu ''...'' cậu tự ghi tên vô nhé

 

26 tháng 10 2017

.

Hà Nội , ngày 26/10/2017

Thành nhớ nhiều,

Thành ơi, kể từ khi em vào Nam đến nay thấm thoát đã được gần một năm rồi nhỉ? Hôm nay anh học bài xong, anh viết mấy dòng để hỏi thăm và kể cho em nghe về ước mơ của anh.

Thành ơi, em có khỏe không? Bố Thành vẫn đi chữa bệnh chứ? Em vẫn học giỏi như ngày nào chứ? Mẹ em vẫn làm khu công nghiệp hả? Cu Thái đã đi mẫu giáo chưa? Trường em ở đấy đi có xa không?

Còn anh gia đình ở đây vẫn ổn như ngày nào. Năm nay anh học thầy Lập. Anh phải học 8 buổi đấy. Vất vả lắm Thành ạ vì học lớp 4 kiến thức nhiều cơ mà. Thầy giáo luôn bào rằng: “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Thành biết không? anh có một ước mơ sau này anh sẽ trở thành một bác sĩ đa khoa chữa được mọi bệnh hiểm nghèo cho mọi người dân. Anh hình dung ra, anh sẽ làm trong một bện viện lớn. Anh sẽ mặc những chiếc áo trăng đầu đội mũ chữ  thập. Anh sẽ mổ những ca mổ với thiết bị hiện đại, cứu sống rất nhiều người.

Thành ơi, ước mơ của anh là như vậy đấy. Còn em ước mơ sau này sẽ làm gì? Em kể cho anh nghe đi? Anh chờ thư Thành nhé. Thôi thư anmh viết đã dài, Anh dừng bút tại đây Am\nh chúc Thành học giỏi và gặp nhiều may mắn. Chúc ước của em sớm thành hiện thực

Anh họ của em

Đức 

Lê Minh Đức 

30 tháng 1 2020

Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em. Bố mẹ em là Bộ đội công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho em từng li lừng tí. Em là con trai duy nhất trong gia đình. Năm nay em học lớp 2, trường tiểu học Minh Khai. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười.

Hok tốt 

Nguồn : http://vantieuhoc.com/1/Van-hay-L%E1%BB%9Bp-2/nhung-doan-van-hay-ke-ngan-ve-gia-dinh-em.html

# owe

3 tháng 2 2020

Gia đình em gồm tất cả bốn thành viên, bố em, mẹ em, em và em gái của em. Bố mẹ của em còn rất trẻ, năm nay bố em ba mươi sáu tuổi, bố em là một bác sĩ công tác tại bệnh viện đa khoa của huyện, nhờ bố mà gia đình em có một bác sĩ riêng, sức khỏe của mọi người luôn được theo dõi và đảm bảo định kì. Mẹ của em kém bố em hai tuổi và vừa được cả nhà tổ chức sinh nhật ba mươi tư tuổi, mẹ em là một giáo viên mầm non. Mẹ rất đảm đang, mọi việc trong nhà đều một tay mẹ chăm lo, dù công việc bận nhưng việc nhà mẹ vẫn chu toàn mọi việc. Em năm nay 7 tuổi và đang học lớp 2A tại trường Tiểu học Phú Cát. Thành viên nhỏ nhất chính là em gái em, em vừa chào đời vào tháng 5 năm ngoái, bây giờ em đã được 1 tuổi, trông em rất đáng yêu và bụ bẫm, em rất yêu thương em gái em và luôn mong em lớn thật nhanh để cùng chơi và cùng đi học với em.

24 tháng 10 2017

van ko lm dc bn ._.

24 tháng 10 2017

Sau bữa cơm, dọn dẹp xong, cả gia đình em lại ngồi bên chiếc bàn uống nước trong phòng khách. Những bộ ấm chén mới tinh được đặt bên cạnh chiếc đĩa hoa quả. Hôm nay, mẹ mua một quả dưa hấu to và đỏ. Mẹ bảo đây là quà chiêu đãi con gái về nhà. Quả thức là hạnh phúc vô cùng. Bởi dưa hấu là một trong những loại quả mà em yêu thích nhất. bố ngồi hỏi em xem chuyện học hành như thế nào, có cần bố giúp đỡ chuyện gì hay không.

Những lúc như thế này, trong lòng em lại dâng lên một niềm xúc động. Bố bảo con gái thì cần phải chú ý vào chuyện học hành sao cho sau này được thành đạt. em trai của em lúc này luôn ngoan ngoãn ngồi lắng nghe những gì mà bố nói. Bố kể những chuyện ngày xưa thời bố còn đi học. đó cũng là những kỉ niệm rất đẹp. Bổ luôn nói với chúng em rằng: điều hối hận nhất của bố ngày trước chính là việc đã không cố gắng học hết, bởi thể cho nên bố luôn cố gắng để cho hai chị em học hành. Tuy chiều con gái là thế, nhưng bố đối với em trai lại nghiêm khắc hơn rất nhiều. điều đó làm cho em cảm thật vô cùng vui sướng. không phải vì bố thiên vị ai đâu nhé. Chỉ vì bố bảo, con gái dễ nghe lời hơn, bố cũng lo lắng em trai của em mải chơi cùng các bạn mà quên đi chuyện học hành. Cho tới tận hôm nay, khi được nghe những lời tâm sự của bố, em mới cảm thấy thật là hạnh phúc và may mắn khi có được một người cha tuy ít nói, trầm tĩnh nhưng cức kì sâu sắc và một người mẹ dịu dàng, đảm đang, luôn hết long hi sinh vì chồng, vì con.

Cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự và kể cho nhau nghe những câu chuyện mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua trong cuộc sống. tuy đó chỉ là những câu chuyện ngắn ngủi nhưng nó lại thể hiện sự quan tâm lẫn nhau trong một gia đình. Đây mới là điều đáng quý nhất trong cuộc sống mà có những khi ta mỏi mệt hay gặp những chuyện không vui thì gia đình sẽ là nơi ở bên và che chở cho ta trong suốt cuộc đời này.

Từ khóa tìm kiếm: Tả lại buổi sum họp gia đình em, tả bữa cơm sum họp gia đình em, tả bữa cơm chiều tối của gia đình em, tả bữa cơm sum họp vào buổi tối của gia đình em.

5 tháng 1 2018

Hôm nay, đến phiên bàn em trực nhật. Bạn Vũ Ngọc Anh và em đã rất hăng hái và trực nhật chăm chỉ.
Sau khi ăn cơm xong, Ngọc anh  liền đi lấy cái xô và vào nhà vệ sinh lấy đầy nước. Khi vào lớp, bạn nhúng cái giẻ lau đen thui vào làn nước mát. Bàn tay bé nhỏ  nắm chắc cái giẻ lau đã ướt sũng di chuyển khắp các mặt bàn. Lúc Ngọc Anh  quét lớp, tay cầm chổi lướt nhẹ nhàng như bay. Chỗ nào rác bẩn khó moi ra, bạn thọc mạnh cây chổi vào đó, xoay khắp các hướng, đến khi nào hết rác thì thôi. Bạn cầm lấy chổi và quét hết rác bẩn vào cái hót rác. Thân hình béo tròn, mũm mĩm, nhưng vô cùng nhanh nhẹn, thoắt ẩn, thoắt hiện. Sau đó thì đến lượt kê bàn. Cánh tay  của bạn nâng lên, hạ xuống từng mặt bàn một cách nhịp nhàng. Bạn khẽ khàng đẩy những phần nào của bàn bị lệch cho thẳng lại, ngay ngắn. Tay bạn bê lên những bó chiếu nặng chình ình, chuyền từ tổ này sang tổ khác. Bạn lật từng cái chiếu ra, tách chúng thành riêng lẻ, rồi kéo chúng ra, trải đều trên những mặt bàn đã được ke thẳng tắp. Bạn còn đi giặt giẻ lau bảng, vắt khô hết nước rồi xóa hết các dòng chữ viết bằng phấn trắng trên bảng. Bạn giúp cô giáo bán trú khiêng mấy cái nồi ra ngoài và sắp xếp lại đồ đạc cho gọn gàng, sạch đẹp. Sau khi làm việc khá mệt, vệt mồ hôi ở lưng bạn cứ loang ra mãi. Gáy bạn cũng nóng và mái tócđen mượt  bê bết mồ hôi. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bạn. Lớp học sạch sẽ tinh tươm, bàn ghế tươm tất sau khi chúng em trực nhật xong.

Ngọc Anh  rất siêng năng, cần cù và chăm chỉ. Đó là điều đáng quý của bạn ấy.

5 tháng 1 2018

Theo su phan cong cua to truong, ban ... va ban... la 2 chang trai la 2 chang trai khoe nhat di xach nuoc ve de cho cac ban ...va ban... lau bang, ban ghe. ...... va ...... quet lop, quet hanh lang. ...... quet mang nhen tren tuong va tren tuong. Con... va ... lau cua kinh. Chi gan nua tieng, chung em da lam cho can phong lop em to len sang sua, khang trang hon. Ai cung cam thay vui thich khi hoan thanh xong cong viec cua minh.