K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Đoạn tham khảo 

Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.

15 tháng 9 2023

Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.

Từ tượng thanh: Xèo xèo

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

 
13 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

16 tháng 9 2023

“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.

15 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.

Chú thích:

- Thành phần tình thái: may sao

- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Bài Hịch tướng sĩ đã cho em thấy tấm lòng yêu nước đầy thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Ông mong muốn thông qua bài hịch có thể kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, tàn ác của kẻ thù. Từ đó, thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm phẫn, thù giặc sâu sắc cùng với một lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc trả lại một đất nước hòa bình.

- Từ Hán Việt: anh hùng, bạo tàn, hòa bình.

20 tháng 10 2021

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đang gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

 

Cô đã tin điều bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của mình. Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có, là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-Xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. , Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Be-man: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hãy nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

22 tháng 11 2021

iiiiiiiii ko biếtttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

Tham khảo:

Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.

14 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

13 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.