Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:
- Cách miêu tả thiên nhiên:
+ Sử dụng nhiều động từ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)
+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.
⇒ Gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.
- Cách miêu tả cảnh sinh hoạt.
+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi.
⇒ Từ cảnh sinh hoạt, tác giả bày tỏ nỗi trăn trở về thời cuộc về đất nước và cuộc sống của nhân dân. Một vị đại quan luôn dành sự ưu ái cho nhân dân.
- Cách quan sát của tác giả vô cùng tỉ mỉ kết hợp bởi nhiều giác quan khác nhau: thị giác, khướu giác, thính giác...
- Tác giả dùng điểm đặc trưng để gợi ra khung cảnh ngày hè tươi đẹp
- Cảnh sinh hoạt được hiện lên tràn đầy sức sống, vui vẻ và sôi nổi
Đoạn văn tham khảo:
Tình huống truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân rất độc đáo vì đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt, éo le giữa Huấn Cao với Quản ngục và thơ lại. Nguyễn Tuân đặt họ trong tình huống đối địch giữa một bên là tù nhân và một bên là quản ngục. Chính trong mối quan hệ đặc biệt đó đã làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và chủ đề của truyện. Điều thú vị là cả hai con người ấy ở vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri ân tri kỉ. Bời họ biết phát hiện ra cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Họ có tâm hồn nghệ sĩ.
Đoạn văn tham khảo:
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Dục Thuý sơn” là một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Tình yêu thiên nhiên của ông trước hết thể hiện ở cách miêu tả tinh tế không gian hùng vĩ, tráng lệ nơi cửa biển cùng các hình ảnh so sánh độc đáo. Nguyễn Trãi là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước, khi ngắm cảnh vãn lai tác giả cũng đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên tác giả càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn. Với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng - đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.
Đoạn văn tham khảo:
“Bảo kính cảnh giới” (bài số 43) là bài thơ được trích trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Được viết theo thể thất ngôn bát cú, bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc khi khép lại bằng một câu thơ lục ngôn. “Bảo kính cảnh giới” là bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Qua đó, Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà hơn cả đó là tình yêu thương nhân dân, đất nước. Nhiệt huyết, tình yêu nước thương dân ấy như muốn trào dâng một cách mãnh liệt, muốn bộc lộ da diết mà lan tỏa khắp không gian cảnh vật. Càng đáng trân trọng hơn khi đó là một con người đã lui về ở ẩn, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống bình dị của nhân dân, vẫn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nhân dân được “giàu đủ khắp đòi phương”. Qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 43”, bạn đọc cảm nhận một nhân cách cao cả, một khát khao vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đó là một con người suốt đời vì nước vì dân.
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.
An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.
- Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích.
Lời giải chi tiết:
An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.
Đoạn văn tham khảo:
Điều đặc biệt trong bài thơ của Nguyễn Trãi đó là câu đầu và câu kết sử dụng lục ngôn. Đó không chỉ là ý thơ dồn nén cảm xúc mà còn là một nét phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dụng chữ Nôm, đan xen câu lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, khiến bài thơ đậm đà tính dân tộc. Nếu câu thơ đầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân hướng về tạo vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bật một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng về phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.