K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tk ạ

Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong một ngày đối với em. Vì vậy, em luôn thức dậy sớm để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp này trên quê hương mình.Vào mùa hè, khoảng 5 giờ sáng là trời đã bắt đầu chuyển cảnh. Ông mặt trời tích cực đến từ sớm, tưới đỏ rực cả khoảng trời, nhuộm sang cả vòm cây, con đường và nhà cửa. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua mà thôi. Ngay khi những chú gà trống nhận ra ngày mới đã đến và cất tiếng gáy, thì sắc đỏ ấy cũng tàn phai nhanh chóng. Để lại nền trời xanh trong veo như mặt nước mùa thu. Không khí lúc này còn chút se lạnh và ẩm ướt của màn đêm, kết hợp với những làn gió dìu dịu khiến con người ta cảm thấy dễ chịu vô cùng. Cỏ cây, hoa lá sau một đêm say sưa với trăng thanh trở nên càng thêm tươi xanh. Chúng sung sướng vẫy những chiếc lá non, rung rinh những nụ hoa xinh để chào đón bầy ong, đàn bướm ghé chơi. Trên các cành cây, bầy chim non ríu ra ríu rít chuyền cành, náo nhiệt chẳng thua kém gì các bà các mẹ đi chợ sớm. Trên đường, dòng người ngày càng đông hơn. Đó là những người đi học, đi làm, là những người ra đồng, ra chợ. Ai ai cũng vui vẻ cười nói, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi cho một ngày mới bắt đầu.Ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê hương, em luôn cảm thấy tâm hồn mình được tiếp thêm những năng lượng tích cực. Và lại càng thêm yêu quý quê hương của mình.

9 tháng 6

Tk

Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong một ngày đối với em. Vì vậy, em luôn thức dậy sớm để chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp này trên quê hương mình.

 

Vào mùa hè, khoảng 5 giờ sáng là trời đã bắt đầu chuyển cảnh. Ông mặt trời tích cực đến từ sớm, tưới đỏ rực cả khoảng trời, nhuộm sang cả vòm cây, con đường và nhà cửa. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua mà thôi. Ngay khi những chú gà trống nhận ra ngày mới đã đến và cất tiếng gáy, thì sắc đỏ ấy cũng tàn phai nhanh chóng. Để lại nền trời xanh trong veo như mặt nước mùa thu. Không khí lúc này còn chút se lạnh và ẩm ướt của màn đêm, kết hợp với những làn gió dìu dịu khiến con người ta cảm thấy dễ chịu vô cùng. Cỏ cây, hoa lá sau một đêm say sưa với trăng thanh trở nên càng thêm tươi xanh. Chúng sung sướng vẫy những chiếc lá non, rung rinh những nụ hoa xinh để chào đón bầy ong, đàn bướm ghé chơi. Trên các cành cây, bầy chim non ríu ra ríu rít chuyền cành, náo nhiệt chẳng thua kém gì các bà các mẹ đi chợ sớm. Trên đường, dòng người ngày càng đông hơn. Đó là những người đi học, đi làm, là những người ra đồng, ra chợ. Ai ai cũng vui vẻ cười nói, tràn ngập niềm vui và sự phấn khởi cho một ngày mới bắt đầu.

 

 

Ngắm nhìn cảnh bình minh trên quê em luôn cảm thấy tâm hồn mình được tiếp thêm những năng lượng tích cực. Và lại càng thêm yêu quý quê hương của mình.hương

1 tháng 6 2020

Tham khảo:

  Một ngày cũ qua đi, một ngày mới lại tới nhưng khoảnh khắc không bao giờ thay đổi trong những sáng sớm ban mai của em đó là ngắm cảnh bình minh. Bình minh trên khu phố em rất yên bình, lãng lẽ, đẹp đẽ đến lạ thường. Thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở đường chân trời được ông cha ta ngày xưa gọi là bình minh, nó là khoảnh khắc màn đêm lui đi, nhường chỗ cho ngày mới tươi đẹp, đầm ấm bắt đầu. Sáng nào cũng vậy, bố em cũng dậy tập thể dục từ rất sớm, nên em quen dậy sớm với bố từ rất lâu rồi. Vào lúc đó, khí trời còn se se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong, khi ấy cả khu phố dường như bồng bềnh chìm trong biển sương sớm. Nhìn về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp nấp sau hàng cau già, tỏa ánh sáng lấp lánh rực rỡ trên bầu trời nhuộm màu vàng và xanh. Trên không, từng đám mây trắng cam với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi đến cuối chân trời. Cùng lúc đó, những chú chim đậu bên vệ đường say mê tấu lên những bài ca có giai điệu kì lạ nhưng xúc động biết mấy, khi nó ngừng hát, tôi cảm tưởng như ngày mới đang bắt đầu, cảnh vật như bừng tỉnh, chàn đầy sức sống chen lấn sự ồn ào của một ngày náo nhiệt. Có lẽ cái cảnh được tôi gọi là đẹp nhất khi bình minh thức giấc chính là khu vườn sau nhà chú tôi, nó pha giữa sự xanh rờn của cây cối và màu vàng cam chói lòa rực rỡ của mặt trời. Vào buổi sáng sớm, các cạp đôi tình nhân rảo bước dát nhau đi dạo quanh khu phố này. Bố em thường bảo, tia sáng ban mai rất tốt cho sức khỏe con người nên phải thường xuyên ngồi học dưới ánh nắng, đặc biệt tia sáng của nó còn gọi các bạn nhỏ dậy để đến trường học trong những tiếng hát của cô cậu chim chóc. Khoảnh khắc ấy thật vui tươi khiến em càng thêm yêu bình minh, thật tuyệt vời khi mỗi sáng được ngắm ông mặt trời ló rạng.

2 tháng 6 2020

thanks

14 tháng 7 2018

Sông quê tôi quanh năm vẫn như vậy.

Xuân về, mát mẻ tràn đầy, cây gạo ra bông rủ xuống những cành hoa nặng trĩu. Hè đến, dòng sông như thay áo mới,khoác lên người bộ vàng óng cùng những cơn mưa nhè nhẹ xua tan đi cái nóng gắt. Sang thu, nó lại mang một màu khiến ta liên cảnh đến dàn hoa cúc trước sân nhà ngoại tôi. Sau ba mùa ấm áp kia lại là mùa đông giá lạnh. Dù lạnh nhưng nó giúp chúng ta quây quần bên nhau, giúp chúng ta sum họp rồi in những tấm ảnh huy hoàng xuống mặt hồ mênh mông...

Hok tốt nhé Trương Phúc Anh!>.<

9 tháng 11 2021

Quê hương em là một ngôi làng nhỏ phía bên bờ dòng sông Hồng. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay, có những vườn cây trĩu quả ngọt, có những luống rau xanh mướt mắt… Chiều chiều, bên bờ đê, lại bay lên những cánh diều đủ hình thù màu sắc của lũ trẻ. Lại thấp thoáng những hơi khói mỏng manh bay lên từ căn bếp nhỏ. Lại văng vẳng tiếng cười, tiếng nói của những gia đình nhỏ mà ấm áp. Ôi! Sao mà bình yên đến thế!

9 tháng 11 2021

Bạn tham khảo:

Buổi sớm mai trên con đường quê hương yên bình đến lạ. Làn sương mỏng manh vẫn còn vương trong không gian. Trên cao, tiếng mấy nàng chích chòe, chị sáo sậu hót vang chào ngày mới, làn gió nhẹ lay động khóm tre cuối làng. Xa xa, các cụ ông dậy sớm đi bộ tập thể dục, chị hàng rau cộc cạch trên chiếc xe đạp tranh thủ chở rau ra chợ bán. Bác nông dân tay cuốc, tay cày vội vã ra đồng làm việc để tránh nắng ban trưa,...Tiếng gà gáy: Ò...ó ...o vẫn còn vang đâu đó. Bầu không gian trên con đường làng buổi sớm thật trong lành, thanh bình và dễ chịu. Yêu lắm! Quê hương tôi!

HT

29 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

29 tháng 3 2018

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các  nước phương tây theo đạo Thiên chúa  thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an. 

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người. 

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:


Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

11 tháng 9 2018

ối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

6 tháng 9 2018

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

6 tháng 9 2018

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

12 tháng 10 2020

Quê hương em rất đẹp và bình yên .Những dòng sông xanh mát ,những cánh đồng lúa vàng rực như ánh mặt trời.Các bạn nhỏ nô đùa rất vui vẻ.có cây đã cổ thụ xum xuê đầu làng , mỗi khi mệt mọi người thường ngồi dưới gốc cây hóng mát với những ngọn gió mát rượi lòng người.Em rất yêu quê hương của mình vì nó gợi nên cho ta cảm giác như khi được mẹ bế trong tay vỗ về .                                                        chúc bạn học tốt !

 Sau trận mưa rào, cả đất trời đều đổi thay. Gió thổi lao xao. Hàng bạch đàn reo. Cây đa cổ thụ xòe tán, lá xanh biếc ngời ngời. Bầu trời mênh mông, bao la.

Đẹp nhất là đồng quê. Một màu xanh ngọt ngào dâng lên. Lúa con gái xanh mướt như nhung. Làn gió xuân lướt qua. lúa nhấp nhô lượn sóng kéo dài đến chân trời xa. Hàng trăm cánh én biếc chao đi chao lại như đưa thoi. Cò trắng từng đôi, từng đôi xòe cánh, hoặc bay lên, hoặc đậu xuống nhịp nhàng.

Ba, bốn con trâu, con nghé hiền lành gặm cỏ ven đê, cỏ xanh mượt mà bờ kênh, bờ máng. Nước trong vắt từ các dòng kênh tuôn về cánh đồng màu xa xa. Mía, ngô, khoai xanh biếc một màu, vươn lên phơi phới. Lúa dự, lúa tám thơm, lúa giống mới, lúa nếp cái hoa vàng… tỏa hương lâng lâng trong làn nắng mới.

Đồng quê bát ngát một màu xanh no ấm, thanh bình. Nón trắng nhấp nhô. Tiếng hát ngọt ngào từ xa đưa lại. Trên đường đi học, em đứng dừng lại, bồi hồi lắng nghe..

30 tháng 4 2018

Em sinh ra và lớn lên ở một miền quê phía bắc Việt Nam. Quê hương em không có nhiều danh làm thắng cảnh nhưng đâu đâu em cũng thấy rất nhiều cảnh đẹp. Và cảnh đẹp ở làng mà em yêu thích nhất là cảnh con đường hoa gạo mỗi độ tháng ba về.

Con đường hoa gạo làng em nằm ngoài cánh đồng. Khoảng hơn 20 cây gạo được các cụ cao niêm trong làm trồng từ mấy chục năm rồi. Thân cây màu nâu sần to và chắc nịch như những tráng sĩ đứng hiên ngang. Mùa hè, cây xòe tán lá rộng xum xuê như những chiếc ô khổng lồ, tỏa bóng mát cho người đi làm ngoài cánh đồng. Nhưng mỗi độ xuân sang, tháng ba về là lúc khung cảnh con đường đẹp nhất. Đó là thời điểm cây gạo đã thay lá non, hoa gạo nở đỏ rực rỡ cả một góc trời như những đốm lửa lập lòe. Hoa rụng xuống ven đường, vện cỏ thật tự nhiên làm sao. Cây gạo được trồng ven hai bên đường, một bên là dòng sông nhỏ nước trong mát, một bên là cánh đồng lúa. Hàng hoa gạo nổi bật trên nền xanh ngát. Đó là màu xanh của dãy núi phía xa, màu xanh rì của cánh đồng lúa đương thì con gái như tấm thảm tuyệt vời.

Con đường hoa gạo làng em đẹp lắm. Nó cũng gắn với tuổi thơ chúng em nhiều kỷ niệm thời chăn trâu cắt cỏ. Chúng em thường chơi đùa dưới những gốc cây gạo, nhặt hoa rơi xếp thành chữ. Khi hết mùa hoa, những bông hoa rụng xuống thì chúng em thường giật những quả gạo mát ngậy trên cây xuống để ăn. Nếu tới con đường hoa gạo lúc chiều tà, mọi người còn thấy cảnh từng đàn trâu thung thăng đi về. Cảnh vật lúc ấy đẹp và nên thơ nhất.

Em rất yêu con đường hoa gạo. Dù cây gạo được trồng ở rất nhiều nơi trên các vùng quê của đất nước nhưng đối với em con đường hoa gạo làng em vẫn là đẹp nhất. Nếu có dịp ghé thăm huyện Mỹ Đức – Hà Nội, em sẽ mời mọi người tới làng em thăm con đường tuyệt vời ấy nhé.

                                                                                            ​Bài làm

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa: