Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em viết theo dàn ý chị gợi ý nha:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Lòng biết ơn- một truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của dân tộc ta (TPBL phụ chú)...)
Khái niệm biết ơn?
Biểu hiện?
Vai trò của biết ơn?
Dẫn chứng của lòng biết ơn?
Trái ngược với biết ơn?
Liên hệ bản thân em
Kết luận.
Refer
Môi trường đang ngày càng đứng trên nguy cơ đáng báo động, một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường là do ý thức của con người, họ đã vứt rác bừa bãi ra đường, những nơi công cộng hay địa điểm du lịch tham quan hiện nay. Điều này xuất phát từ ý thức của con người-mỗi bản thân chúng ta. Để khắc phục tình trạng trên ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi cá nhân. Cũng như phải có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi. Tóm lại, vì một môi trường trong-sạch-đẹp thì mỗi người chúng ta hãy cùng nhau hành động.
Khởi ngữ: Điều này
Thành phần biệt lập: Phụ chú: Mỗi bản thân chúng ta
Tham khảo:
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương (thành phần phụ chú), nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Chao ôi! (câu cảm thán) Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.
TK#
hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
Trước hết ông là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Tráng sĩ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Tham khảo nhé!!!
Hiện nay bạo lực học đường đang là một vấn đề đáng quan tâm và lo ngại. Đâu đâu cũng xảy ra bạo lực học đường. Đó là tình trạng cấp bách và rất cần được nhà nước chẩn chỉnh ngay để kịp thời ngăn chặn.
Bạo lực học đường là đánh nhau trong trường học, trong nền giáo dục. Bạo lực học đường bao gồm nhiều vấn đề khác nhau: có những vấn đề từ phía các thầy cô đối vs các e học sinh nhưng chủ yếu là những vấn đề liên quan giữa học sinh vs nhau.Bạo lực học đường cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ quan là do mấu thuẫn trong đời sống, có thể là tình yêu đơn phương đẫn đến việc "thanh toán tình địch", hoặc cũng chỉ vì " ngứa mắt",không ưa nhau hay có những lời nói được coi là xúc phạm nhau cũng dẫn đến đánh nhau.. Hoặc cũng có thể do gia đình không để ý, quan tâm đến con cái,do nhà trường xử lí chưa nghiêm,nội quy chưa chặt chẽ cùng vs những tác động ngoài XH như game bạo lực,phim chưởng,... Tuy nhiên, nguuyên nhân chính vẫn là do học sinh thích thể hiện ,ra oia và muốn cho mọi người chú ý đến mình. ác trường càng có chất lwongj lém thì tình trạng đánh nhau càng nhiều. Điều đặc biệt là các vụ đánh nhau đều có số tuổi dao đọng là từ 14-18 tuổi- là những tuổi chưa ốn định vầ ý thức và nhận thức chưa đầy đủ,lại rất hiếu động. Đó chính là những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường.Trên thực tế,những hậu quả của những vuẫy xát đã vô cùng nghiêm trọng, Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng con người, ảnh hưởng đến danh dự,đạo đức giới trẻ. Nần giáo dục quốc gia thiếu tính lành mạnh,bền vững từ đó mà chất lượng học tập cũng giảm sút; việc đào tạo ,rèn luyện con người sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra còn ảnh hưỡng tới kinh tế gia đình,khiến thầy cô,phụ huynh học sinh phải đau đầu tìm cách giải quyết.Từ những nguyen nhân,hậu quả trên, ng ta đưa ra nhiều giải pháp khác nhau: tuyên truyền GD,cha mạ,nhà trường quan tâm hơn tới con cái,học sinh của mình;xử lí nghiêm khắc những vi phạm, đánh nhau trong trương và bên ngoài. Nhà nước cũng phải quản lí chặt chẽ. Chắc chắn có rất nhiều giải pháp đc áp dụng và có hiệu quả cao nhưng nhất vẫn là tự mối con ng nâng cao ý thức,làm chủ hành vi của mình chống bạo lực học đường