K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thành công những biến đổi tinh tế trong tình cảm của bé Thu, qua đó cho chúng ta thấy bé Thu là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng yêu thương ba đến vô ngần

Thu tuy là cô bé chỉ mới 8 tuổi, thế nhưng khi bị ba đánh đau, bé Thu không khóc, bởi vì cô bé nghĩ quyết không khóc trước mặt người xa lạ. Bé Thu chỉ lẳng lặng chay sang nhà ngoại và khóc với ngoại.

Nút thắt của truyện được tháo gỡ thông qua tình tiết Thu nhất quyết không chịu theo mẹ về, cô bé ngủ lại nhà ngoại và được ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt của ba.

Lúc này, tác giả đã miêu tả những chuyển biến trong tâm hồn non nớt của một cô bé 8 tuổi một cách chân thực và hết sức tinh tế. Sau khi Thu hiểu ra mọi chuyện, cũng từ lúc này sự ương bướng, chán ghét đã không còn tồn tại trong Thu.

Giờ đây tình thương ba mới dần hiển hiện rõ ràng trong lòng của bé Thu. Thế nên“nó nằm im, lăn lộn suốt đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn”. Rồi sáng hôm sau Thu bảo ngoại đưa về gặp ba.

Lúc về đến nhà, trước khi ông Sáu đi, tiếng gọi ba lại cất lên vừa ngây thơ, vừa tận trong sâu thẳm tâm hồn trong sáng, khao khát tình ba con của bé Thu. “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. “Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông.”

Ta có thể thấy, Bé Thu đã hoàn toàn rũ bỏ lớp gai góc, sự ương ngạnh và kiên quyết không nhận ba. Lúc này, tình cảm cha con đang dâng trào trong lòng bé Thu như từng đợt sóng cứ ổ ạt vỗ vào bờ. Bé Thu không muốn xa ba, không muốn ba đi nữa, nó muốn giữ ba bên mình mãi để ba con được đoàn tụ, gia đình bé Thu có đầy đủ cả mẹ lẫn cha.

“Chiếc lược ngà” đã được tác giả đã xây dựng nên cốt truyện đơn giản, bình dị, nhưng các tình tiết vô cùng gay cấn và hợp lý. Cùng với lối sử dụng ngôn ngữ đậm chất vùng miền, giản dị, chân thật, có sức gợi cảm mạnh mẽ, tạo nên những cảm xúc cô đọng nhất trong tâm lý nhân vật, lấy được sự đồng cảm của người đọc với nhân vật bé Thu và những biến đổi tinh tế trong tâm lý của một đứa bé 8 tuổi, cùng với khao khát về tình cha con sâu sắc và cảm động.

22 tháng 1 2022

viết thành đoạn văn được khong ạ

 

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 Nhà văn Kim Lân đã thành công khi viết về đề tài người nông dân trong thời kì chống Pháp, tiêu biểu là nhân vật ông Hai yêu làng, yêu nước thật sâu nặng. Tác giả đặt ông Hai vào tình huống thử thách tin làng chợ Dầu theo Tây. Thông tin này đến với ông lúc ông đang vui mừng về tinh thần kháng chiến của dân tộc. Đó là, ông nhận được tin từ những người tản cư mới lên. Khiến ông bàng hoàng như sét đánh bên tai: "Cổ ông lão nghe nắng lại ra mặt tê rân rân tưởng chừng như không thở được..." . Dù cố nghi ngờ nhưng lời lẽ rành rọt của những người đi tản cư khiến ông không thể không tin. Quá bất ngờ và thất vọng ông chỉ còn cách chạy trốn chạy khỏi nơi đó như thể vô can trước lời nguyền rủa của những người đi tản cư. Về nhà ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt .Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ chúng cũng phải mang tiếng là việt gian "chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư ?chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"(Lời dẫn trực tiếp). Đúng là nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng "không có lửa làm sao có khói " nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên nỗi uất nghẹn "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ông giận những người anh em của mình, những người ông tình yêu quý và tin tưởng, những người trong làng chợ Dầu thân yêu (Câu ghép).Thông tin ấy trở thành nỗi ám ảnh trong lòng ông. Những ngày sau đó ông không dám nhìn mặt ai ,không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án "Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm". Ông để ý nghe ngóng rồi lại nớm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ Dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười " nghe tiếng Tây, cam nhông  là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít". Tóm lại, đây là một tâm trạng giằng xé thể hiện tình yêu làng, yêu nước đã hòa quyện trong con người nông dân rất đỗi bình dị ấy. 

25 tháng 11 2021

sao lớp 9 mà đăng bài vô lớp 6