Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.
+ Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.
+ Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.
- Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.
→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.
- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.
+ Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.
+ Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.
- Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.
→ Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.
Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen thuộc không phải để nói về sự thờ ơ, vô tình của những người lính trước gia đình, quê hương.
Đối với những người lính thì ruộng nương, căn nhà là cơ nghiệp, ước muốn, nguyện vọng gắn bó cả đời của họ.
Nhưng vì nhiệm vụ, vì nền hòa bình độc lập của đất nước họ phải gác lại tình riêng lên đường vào mặt trận.
Câu thơ chứa từ “mặc kệ”: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” giàu sức biểu cảm và gợi hình:
- Để lại cả cơ nghiệp hoang trống ra đi, người thân ở lại đó là sự hi sinh lớn lao hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.
- Những người lính phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu.
Tham khảo
Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.
Đoạn thơ là thước phim kỉ niệm của người lính. Hình ảnh thơ được trình bày hiện thực, nhưng cô đọng và cảm xúc. Phép đối lập "áo anh", "quần tôi" không được dùng để thể hiện sự tương phản mà để nhấn mạnh sự hòa hợp của những người chiến sĩ cách mạng. Điều đáng chú ý là người lính luôn nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, từ "anh" luôn xuất hiện trước từ "tôi". Chính tình bạn đã sưởi ấm trái tim của những người lính để họ vẫn cười trong giá lạnh và vươn lên trên cái khổ cực, vất vả của thời chiến. Họ trao nhau những cái nắm tay đầy ấm áp động viên nhau vượt qua khó khăn. Ở những nơi khó khăn, thiếu thốn đủ điều như vậy, ta lại được chứng kiến tình người đích thực.