Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Tự trọng là phẩm chất đạo đức hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người. Những người có lòng tự trọng thường được người xung quanh tôn trọng và tạo nên giá trị riêng cho bản thân mình. Chính vì thế đây cũng là vấn đề mà nhiều người cố gắng hướng đến. “Chết trong còn hơn sống nhục” là một câu tục ngữ tiêu biểu khi nói về tự trọng của con người.
“Trong” và đục” khiến chúng ta liên tưởng đến đặc điểm của nước ở trong một phạm vi nào đó, có thể là nước uống, nước ao hồ, sông suối. “Trong” ý chỉ nước sạch, không có tạp chất, bụi bẩn nào trái ngược với “đục” tức là nhiều tạp chất bụi bẩn. Nước trong thường sẽ đực tận dụng làm những việc tốt, yêu cầu đến vệ sinh còn nước bẩn chỉ làm việc xấu, thậm chí còn không thể sử dụng. Qua hai khía cạnh “đục” và “trong” để nói về nhân cách, lối sống của mỗi người trong cuộc sống. “Trong” biểu tượng cho người lối sống thanh sạch, sống đẹp, sống đúng với các chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. Trái lại “đục” biểu hiện cho lối sống trái với luân thường đạo lý, làm cả những việc trái đạo đức, trái pháp luật chỉ để bản thân hưởng lợi. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta rằng phải sống tốt, trong sạch chứ không luồn cúi, làm trái lương tâm.
Đúng vậy, câu tục ngữ là bài học sâu sắc ở mọi thời đại, trở thành lẽ sống cho nhiều người. Đứng trước cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, đầy rẫy những cám dỗ của cuộc đời thì không phải ai cũng giữ vững lập trường của mình được. Để luôn giữ mình trong sạch, tránh xa cạm bẫy thì cần ở mỗi người sự kiên định rất lớn. Cũng có nhiều cái bẫy “ngọt ngào” mà nếu chúng ta không có đủ hiểu biết, không nhận xét, đánh giá được đúng sai và không ý thực được việc mình làm có ảnh hưởng như thế nào đến những người khác hay chính bản thân mình thì họ rất dễ vướng vào “bẫy”. Ở đời có khi cái tốt cách cái xấu trong gang tấc, chỉ sai một li thôi mà có thể đi cả dặm và khó có thể quay đầu. Vậy nên trước khi làm một việc gì đó chúng ta cần suy nghĩ lợi hại và có sự cân nhắc. Bên cạnh đó cũng không ít lần dòng đời đưa đẩy ta đứng trước hai lối rẽ, một bên là con đường gian truân, một bên trái lương tâm, luồn cúi để có được thành công, hay một bên giữ được nhân cách, phong cách riêng cho mình còn một bên là đánh mất bản thân.
Chúng ta hãy cùng nhớ đến những nhà tù trong lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có rất nhiều người cộng sản, những nhà yêu nước bị bắt giam, bị tra tấn khủng khiếp để ép khai ra những cơ mật, hay những người khác. Khi đứng giữa ranh giới của sự sống, cái chết cùng mới sự mua chuộc của kẻ thù cũng có một vài người không chịu được trước những khổ hình mà phải khai ra nhưng hầu hết họ đều cắn chặt rang không khai nửa chữ, thà chết với vị thế là anh hùng, là đứa con của Tổ quốc chứ không làm bè lũ tay sai, bán nước. Đây quả là điều dáng khâm phục và là tấm gương cho chúng ta noi theo. Qua câu tục ngữ cũng đem lại cho chúng ta những giá trị to lớn về phẩm chất đạo đức đối với con người. Sống trên đời chúng ta cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, mỗi người cần tìm cho mình lý tưởng sống đúng đắn có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi mỗi khi ta làm việc gì sai trái ta sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt và chẳng vui vẻ được lâu dài.
Gợi ý
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại
+ Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ
=> Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người
- Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp:
+ Cá nhân:
Hiểu và tiếp thu giá trị cao đẹp của lối sống này
Giữ vững quan điểm lập trường đúng đắn nhưng không bảo thủ, chịu khó lắng nghe
+ Gia đình:
Tích cực hơn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái
Sống tích cực để làm gương cho con cái noi theo
Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.
#Tham khảo nha
Trong cuộc sống hằng ngày môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành của mỗi cá nhân con người. Các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đều tác động tới mỗi cá nhân chúng ta, và điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”.
Vì sao ông cha ta lại mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để thể hiện ý của mình? Như ta đã biết “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa vậy nên ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ là nếu ta tiếp xúc hay giao du với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, nếu ta chơi với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.
Chúng ta biết rằng môi trường học tập của các em học sinh hay như môi trường sống của chúng ta là đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Đặc biệt là các em học sinh người ta nói tâm hồn học sinh lứa tuổi thiếu niên như tờ giấy trắng quả không sai tuổi trẻ có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện, thử thách nhiều vì vậy cũng chưa có chưa có bản lĩnh vững vàng để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống khi được tiếp xúc với cái xấu, cái hay cái đúng nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai, chính xác.
Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, một môi trường trong sáng lành mạnh sẽ khác hẳn với một đứa trẻ sống trong môi trường có nhiều cái xấu. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hường ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó. Và ngược lại môi trường giáo dục sư phạm mẫu mực của nhà trường cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với những đứa trẻ chưa ngoan đưa chúng trở lại với chuẩn mực đạo đức con người, cũng có biết bao đứa trẻ hư được gia đình chiều chuộng nhưng khi đưa đến trường với sự rèn rũa của cô giáo và quy luật của nhà trường mà các em dần biết lỗi sai của mình và kịp thời sửa lỗi để từ đó các em có thể trở thành một đứa trẻ ngoan.
Khi ta phần nào hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ thì chúng ta cần thấy rõ ảnh hưởng và sức tác động to lớn quan trọng của môi trường bạn bè đối với cuộc sống học tập sinh hoạt của thiếu niên, học sinh. Mỗi người cần chọn cho mình một người bạn tốt để chơi, để có thể học tập được ở bạn nhiều cái hay cái tốt.
Nhưng chỉ học tập cái tốt mà tránh xa cái xấu ra thì chưa đủ, ta còn phải lên án cái xấu không thỏa hiệp với nó để cái xấu ngày càng có cơ hội phát triển, đồng thời ta cũng phải biểu dương cái đẹp để cho cái đẹp tiếp tục được phát huy, nhân rộng hơn trong xã hội.
Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.
Qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn cho mình những cái đúng, cái hay cái đẹp để chơi cũng như chọn bạn mà chơi. Tuy nhiên không phải là xa lánh người mắc khuyết điểm mà là ta nên chỉ ra cái điểm sai của bạn để từ đó bạn có thể đẩy xa cái xấu và tiến lại gần hơn đèn, làm như vậy không những giúp được bạn mà ta còn tự mình tỏa sáng. Hãy tránh xa những cám dỗ của bóng tối, chọn bạn tốt để chơi để cùng học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.
Người xưa đã mượn một hiện tượng cụ thể: ”Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng” để nhắc nhở mọi người chú ý môi trường, hoàn cảnh xã hội trong việc hình thành nhân cách con người . Theo tôi, lời nhắn gửi đó có mặt đúng của nó và cũng có cái chưa hoàn toàn đúng Trước hết nói về nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. Người xưa thường dùng mực màu đen (mực tàu), nếu chúng ta không cẩn thận ,màu đen của mực dễ gây dơ, bẩn. Từ hiện tượng này ,cha ông ta khuyên mọi người đứng gần người có đạo đức xấu ,dễ bị ảnh hưởng ,mà nên :gần đèn , đèn có ánh sáng lan tỏa ,càng gần đèn càng sáng rõ , nghĩa là tiếp xúc ,gần gũi với người có đạo đức tốt thì mình sẽ trở nên tốt Mặt đúng của câu tục ngữ là đề cập đến môi trường xã hội ,nhà trường tốt sẽ tạo nên những con người có ích cho đời ,thực tế này không ai phủ nhận, vì nhà trường là nơi rèn luyện ,giáo dục con người vừa có kiến thức ,vừa có đạo đức tốt,nhiều lớp người thuộc nhiều thế hệ khác nhau trở nên tài giỏi ,đạo đức tốt đều được nhà trường nuôi dưỡng và giáo dục ,họ là những công dân có ích cho đời ,đã cống hiến cho xã hội , cho dân tộc nhiều việc làm giá trị ,góp phần thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển Môi trường ,xã hội, nhà trường tốt kết hợp với gia đình mẫu mực .thuận hòa ,êm ấm là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhân cách con người .Một trong hai yếu tố trên khiếm khuyết thì khó khăn cho việc đào tạo con người tốt . Do đó, xã hội, nhà trường ,gia đình phải là môi trường mẫu mực để ươm lên những hạt giống tốt cho đời . Xây dựng xã hội văn minh ,giàu đẹp là tạo nên môi trường xã hội , nhà trường , gia đình tốt ,là lí tưởng và mục đích, lẽ sống của mỗi chúng ta. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Thực tế cuộc sống cho thấy cái tốt ,cái xấu đang đồng hành trong xã hội ta . Do đó ,việc tìm người tốt để chơi là điều cần thiết và quan trọng. Song không vì thế mà ta xa lánh, cô lập người xấu Câu tục ngữ có ý chưa hoàn toàn đúng ở khía cạnh :Trong thực tế có người vì hoàn cảnh phải ở vào môi trường xấu, nhưng họ đã vươn lên tự hoàn thiện mình ,tự tìm ra lối thoát và tác động , cải thiện môi trường đó. Cũng có những người tốt chơi thân với người xấu, họ đã cảm hóa được người xấu thành người tố. Đó là biểu hiện sinh động trong quá trình xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, trong phong trào xây dựng nếp sống mới, cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Tục ngữ được đúc kết từ cuộc sống, là bài học quý giá đối với mỗi chúng ta. ”Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng ” giúp ta thận trọng trong giao tiếp. Quan hệ bạn bè, đồng thời nhắc nhở phải có trách nhiệm với những ai ”thích gần mực ”và kêu gọi mọi người hãy cùng nhau xây dựng môi trường tốt để tạo nên những hạt giống tốt cho đời.
Chúc bạn học tốt!
1. - Chết trong còn hơn sống đục => BPTT so sánh
- Đói cho sạch, rách cho thơm => BPTT điệp ngữ
- Thương người như thể thương thân => BPTT so sánh
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => BPTT ẩn dụ
2. Ý nghĩa: dù có nghèo khó cũng cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức, những giá trị tốt đẹp của con người.
3. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: giấy rách phải giữ lấy lề
Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.
Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.
Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.
Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.
Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.
Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.
Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.
Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đúng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ ngàn xưa, nông dân ta đã có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất . Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kĩ thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới
hok tốt!!
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho sự diễn đạt sinh động hơn
có ý nghĩa : chết trong vinh quang còn hơn sống trong nhục nhã
Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.
Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.
Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam cũng luôn luôn quan tâm. Có lẽ chính vì thế dân gian ta mới có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời như cũng răn dạy chúng ta rằng mỗi chúng ta nên có cách sống đúng đắn, đồng thời cũng nên tạo thật nhiều giá trị cho bản thân và đó chính là câu “ Chết trong còn hơn sống đục”.Câu tục ngữ “ Chết trong còn hơn sống đục” được hiểu như thế nào cho đúng? Ta hiểu theo nghĩa hàm ngôn của câu nói thì câu nói dường như cũng đã và đang mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống xưa và nay. “ Chết trong còn hơn sống đục” – câu tục ngữ này thực sự như đã mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nó như khuyên chúng ta cũng nên sống vinh còn hơn sống nhục, đồng thời như khuyên chúng ta rằng, mỗi người chúng ta cũng hãy làm sao để mà sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống không phải luồn cúi ai cả. Mỗi người hãy phải ý thức được những việc của mình làm có gây ra những ảnh hưởng cho những ai và tránh những điều không tốt ra. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng dường như cũng đã luôn luôn đúng đắn, như răn dạy con người ta cũng phải biết được và sống đúng với những chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực để có thể hành xử đúng đắn trong cuộc sống.
Nguồn: https://vanmau.m