Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
→ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời
– Có thể hiểu từ “giọt” trong câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước
Gợi ý:
Mở đầu bài thơ “ Thăm lúa”, nhà thơ Trần Hữu Thung đã vẽ ra một khung cảnh cánh đồng bát ngát, rộn ràng âm thanh và sắc màu. Đó là sự kết hợp màu sắc của thiên nhiên đất trời và những vẻ đẹp bình dị, dân giã nơi cánh đồng quê:
“Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn gió
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao cùng hót
Trong không gian cao và rộng của bầu trời, mặt trời đã lên cao mà khoác lên mình vạn vật những tia nắng vàng ấm áp, dưới mặt đất, những bông lúa cũng đã chín vàng, những giọt sương đọng trên kẽ lá cũng trở lên long lanh, rực rỡ hơn. Không chỉ rực sáng bởi vẻ đẹp của khung cảnh, màu sắc tươi mới, tinh khôi của ánh nắng, của những bông lúa vàng, mà bức tranh thơ còn được nhà thơ gợi ra đầy âm thanh vui nhộn. Đó chính là âm thanh của những chú chim chiền chiện, tiếng hót trong trẻo. Làm nhộn lên cả không gian của cánh đồng “Văng vẳng khắp cánh đồng”. Không gian làng quê như rộn rã hơn bởi những tiếng chim ca, khung cảnh thơ mộng cùng âm thanh tuyệt diệu của tự nhiên thật khiến người ta muốn thưởng ngoạn, nhìn ngắm và cảm nhận một cách trọn vẹn nhất.
Sao a lạj ko nhắn đc vs e ở phần "Hộp tjn nhắn" nhỉ ??? Chỉ có mỗj cái nick who my ''lover'' thuj !!! Còn 2 njck kia vẫn nhắn đc ??? Ko hjểu (Đành ns ở đây chứ ko e lại nghĩ a bơ e :v)
Chỉ với sáu câu thơ năm chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh đồng quê bình dị vào mùa lúa chín. Vào một buổi sáng ban mai khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng chan hòa khắp không gian như nhuộm thêm sắc vàng cho những bông lúa. Trên đầu ngọn cỏ, những hạt sương ban mai trong ánh nắng mặt trời càng thêm lóng lánh như muôn ngàn hạt ngọc. Bức tranh không chỉ có màu vàng của nắng, màu xanh của trời mà còn có âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang xa khuấy đông không gian, tiếng hót gợi ra niềm vui của thiên nhiên đất trời và lòng người trước mùa vàng bội thu. Bằng bút pháp tả thực và việc sử dụng các từ ngữ chỉ sự tăng tiến: "càng''-''thêm'' mang ý nghĩa nhấn mạnh làm cho bức tranh thiên nhiên như được mở ra theo chiều rộng của cánh đồng và chiều cao của trời xanh. Khung cảnh thật thoáng đãng, nên thơ và đầy sức sống. Qua đoạn thơ này Trần Hữu Thung có một hồn quê dân giã và tấm lòng gắn bó với quê hương sâu sắc.