K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

30 tháng 12 2021

Có ai không?

30 tháng 12 2021

Huhu.Giúp mình với,mình đang vội.

22 tháng 10 2017

Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.

Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.

Tâm trạng bé Hồng

Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.

Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.

25 tháng 10 2019

+Lão Hạc là đại diện hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Lão có một cuộc sống nghèo đói, cũng phải chịu đựng những áp bức bóc lột của xã hội. Tuy nhiên, giữa những vũng bùn của sự tối tăm, thối rữa mục nát của chế độ phong kiến, Lão vẫn giữ vững những đức tính trong sạch, thanh cao cùng một tình yêu con vô bờ. Lão yêu con trai – người con độc nhất của cả cuộc đời lão một cách sâu sắc đến nhường nào. Vì lão chẳng thể lo cho con trai mình có được một đám cưới rình rang, trọn vẹn, khiến cho nó phải phẫn chí thì làm ở đồn điền cao su. Cả cuộc đời, tình yêu duy nhất ông dành hết cho nó, vậy mà xót xa thay người cha ấy chẳng thể lo lắng trọn vẹn cho hạnh phúc cả đời cho con trai. Phải chăng, do xã hội quá nhiều hủ tục nặng nề khiến cho con người ta phải lỡ dở từ bỏ những hạnh phúc lứa đôi? Hay phải chăng, là lão Hạc ích kỷ, không muốn bán mảnh vườn của mình? Ôi, thương thay, chẳng phải ông hẹp hòi, muốn giữ lại tài sản duy nhất cho bản thân mình, ông không cho con trai bán mảnh vườn vì ông biết những khó khăn, bươn trải mà con trai ông cần phải trải qua nếu như có một gia dình. “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu?. Bởi thế, mà thằng con trai lão đành từ bỏ, rồi quyết chí đi làm. Trước khi đi xa, nó còn để lại cho bố hẳn 3 đồng bạc lẻ. Đối với lão Hạc, với một người thương con như đứt từng khúc ruột, nhưng vì cái nghèo, ông cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Một người đàn ông với đôi mắt rưng rưng, nghẹn ngào khi biết “ thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là con của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?” Đứa con trai máu mủ ruột già do một tay Lão nuôi lớn nay đã chẳng thể giữ nó lại bên mình. Có cái nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải xa đứa con yêu quý, phải bơ vơ sống đơn độc tại góc vườn này. Thế rồi, lão quyết tâm, lão dùng hết lời lẽ để nhờ ông giáo, viết một cái văn tự nhượng lại cho ông giáo để sau này, khi con lão về, nó còn có một mảnh đất để cắm dùi, để có thể tự nó gây dựng một tương lai, cuộc sống của riêng nó. Tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà với lão, đó là một nguyên tắc sống. Dù cuộc sống của ông có nghèo khổ, có bị dồn đến bước đường cùng, thậm chí, bị đẩy dần đến cái chết giày vò thì lão cũng không thể phá hủy tương lai của con lão. Lão chỉ luôn mong mỏi rằng con trai có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy, lão có chết cũng chẳng nuối tiếc gì!

#Châu's ngốc

25 tháng 10 2019

Cậu Vàng bán đi ! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão.Năm đồng bạc Đông Dương kể ra cũng là một món tiền to , nhất là giữa buổi đói deo , đói dắt như thế này . Nhưng lão Hạc bán cậu Vàng không phải vì tiền , bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” , “ mà mỗi ngày lo ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng nhưng bán cậu rồi , lão Hạc lại đau khổ, dày vò chính mình trong tâm trạng năng trĩu . Khoảnh khắc “ lão cố làm ra vẻ vui vẻ” cũng không giấu được với khuôn mặt “ cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước” . Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đ ắc dĩ , khiến ông Giáo là người báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão . Ông Giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình . Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi , giày vò lão Hạc tạo nên sự đột biến trên khuôn mặt “ mặt lão đột nhiên co rúm l ại . Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho ra nước mắt . Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão huhu khóc”.Bản chất của một con người lương thiện , tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu , nghĩa tình , trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn này . Lão Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư ,vợ ông Giáo và bao người khác nữa , họ có hiểu không , hay họ chỉ thấy Lão gàn dở , ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão , ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.
Trong cuộc sống đói khổ , cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ chuối , củ ráy ... ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai , uống nước chè nhưng lão xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài , lão Hạc đã suy sụp hẳn, lão không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến số tiền của con. Từ lúc đó , lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái chết.Trước khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh vườn để đỡ làm phiền hàng xóm.Tám lòng của lão thật trong sáng lỡ may khi lão chết ông Giáo sẽ lấy mảnh vườn đó thì sẽ sao? Laõ không nghĩ đến điều đó, lão luôn nghĩ mọi người đều tốt cả . Nói đến lòng tự trọng thì có lẽ đó cũng là một điều đáng quý ,lòng tự trọng của lão Hạc đẹp biết bao ,lão từ chối sự giúp đỡ của mọi người kể cả ông Giáo nữa.Kết cục của lão đã được báo trước .Lão đã trải qua những chua chát , tủi cực của một kiếp người , khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã đó là phải đứt ruột tiễn đưa người con trai ra khỏi vòng tay của lão , cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi cậu Vàng. Suy cho cùng việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha yêu thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc , tương lai của con sau này . Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông Giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu nó cũng là những lời trăng trối cuối cùng của lão Hạc .Tuy cái chết đã được báo trước nhưng mọi người cũng vẫn bất ngờ , thương cảm cho lão Cái chết của lão thật giữ dội , lão chết “ vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ...; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên” Lão Hạc tượng trưng cho người nông dân bước tới đ ường cùng , không còn lối thoát đành phải tìm đến cái chết - cái chết đó cũng không thanh thảnh như bao người . Nếu lão Hạc muốn đứng vững trên bờ lương thiện thì cái chết là giải pháp cuối cùng để lão khỏi ngã quỵ giữa vực sâu của sự tha hoá .
Kết thúc bi kịch cũng là sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão .Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể .Không vì cánh tay trái xấu xa mà đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi thì chính thân thể này sẽ đau đớn chứ không phải là cánh tay trái .

#Châu's ngốc

17 tháng 12 2020

*Tham khảo gợi ý:

Tình yêu và niềm khao khát mong muốn đc gặp mẹ của Hồng thật mãnh liệt nhường nào . Như chúng ta cx đã biết về hoàn cảnh của bé Hồng rồi đấy . Cha mất , mẹ đi tha hương cầu thực để kiếm sống qua ngày để lại Hồng sống với người cô cay nghiệt và trong sự sự ghẻ lạnh , khinh bỉ của mọi người xung quanh . Dù sống xa mẹ , dẫu mẹ ko bao giờ gửi 1 đồng quà , lá thư ,... hay cho dù người cô có ruồng rấy luôn chửi rủa mẹ thì với Hồng những điều đó là phi nghĩa , nhảm nhí và Hồng ko bao giờ có ý định ghét bỏ mẹ . Hồng đúng là một người con hiếu thảo ! Hồng như thấu hiểu cho nỗi lòng , hoàn cảnh của mẹ bị những hủ tục lạc hậu đày đọa nên mới đành phải ra đi như thế . Vậy nên Hồng vô cùng căm ghét những hủ tục lạc hậu ấy . Hồng càng căm ghét hủ tục bao nhiêu thì Hồng lại càng yêu thương mẹ bấy nhiêu ! Tình yêu mà Hồng dành cho mẹ sẽ là mãi mãi là không phai mờ ....

27 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha!
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O-Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người họa sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ-men đã sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Câu chuyện kể về hai họa sĩ Giôn-xi và Xiu, họ cùng chung sở thích về nghệ thuật... và cùng nhau thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Làng Grinch kì dị và cổ kính này là một “biệt khu” phía tây công viên Oa- sinh-tơn với những phố xá chạy ngang chạy dọc lung tung, đây là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghèo. Giôn-xi tội nghiệp đã bị chứng bệnh viêm phổi đánh ngã. Bệnh tình trầm trọng có thể nói mười phần chỉ còn hi vọng một mà thôi. Nhưng điều tệ hại nhất đến với Giôn-xi là nàng đã tuyệt vọng nghĩ rằng mình không thể khỏi bệnh được. Giôn-xi chán ngán tất cả, không có niềm tin để bám víu, nàng đã cảm nhận được cái chết đang đến gần. Theo lời bác sĩ, y học cũng bó tay, mọi thứ thuốc men đều không có tác dụng khi người bệnh không muốn sống nữa. Ngày ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm từng chiếc lá rụng, nàng đếm được: mười hai, mười một, mười v. v... Giôn-xi đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng thì nàng cũng ra đi. Xiu, hết lòng thương yêu như người chị, người mẹ, chăm sóc, khuyên nhủ, động viên nhưng bất lực, Giôn-xi vẫn sống trong tuyệt vọng và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, chờ đợi cái chết.

Làm thế nào để cứu Giôn-xi? Xiu tìm đến cụ Bơ-men kể cho cụ nghe về ý nghĩ kì quặc đó của Giôn-xi và hi vọng một sự cứu giúp. Bơ-men là một họa sĩ sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn “lòa xòa xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu”. Bơ-men là một hòa sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bại. Cụ phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Nhưng người nghệ sĩ bất hạnh ấy vẫn nung nấu một mong ước cao đẹp sẽ “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”, ước mơ vẫn là ước mơ, nó vẫn nằm trên giá vẽ!

Nhưng bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu loại nặng ấy lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện đau buồn của người bạn Giôn-xi, cụ đã xúc động “cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng” và hét to lên: “Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư?”. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già cô đơn ấy phải tìm cách cứu sống một con người bằng cách đem lại một niềm tin, niềm hi vọng của sự sống. Và chỉ có chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng mới cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây. Sáng tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nhiên nhìn thấy chiếc lá vẫn còn: “Em cứ tưởng là nhất định hôm đó nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Nhưng ngày hôm sau, chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hi vọng nhen nhóm trong lòng cô gái, Giôn-xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần, sự sống trỗi dậy.

Chiếc lá cuối cùng, “một kiệt tác” của Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi. Người nghệ sĩ già đó đã sáng tạo kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Ta hãy hình dung cái không gian, thời gian mà người nghệ sĩ ấy dồn hết tâm huyết để tạo nên một chiếc lá y như thật, chiếc lá cuối cùng trên cây leo thường xuân. Không gian và thời gian sáng tạo của Bơ-men thật khủng khiếp. Có lẽ trong lịch sử của hội họa nhân loại chưa từng có một họa sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Bơ-men lặng lẽ vẽ không một ai hay biết, sáng hôm sau bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng, giày và áo quần trớt sũng, lạnh buốt. Rồi hôm sau, Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Mặc dù, lúc vẽ chiếc lá lên tường gạch, Bơ-men không có dụng ý làm nghệ thuật mà chỉ hành động với một động cơ thôi thúc là tìm cách giải thoát cô bé khốn khổ ra khỏi sự ám ảnh của cái chết đang tới gần, trả một con người về với sự sống. “Chiếc lá cuối cùng” là kết tinh của một tấm lòng nhân ái cao cả, nó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều đó nói lên rằng: nghệ thuật luôn luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người, người nghệ sĩ vì cuộc sống con người mà sáng tạo. Cao cả và thiêng liêng biết nhường nào khi người nghệ sĩ đã dám hi sinh cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Bơ-men đã cứu sống một con người bằng nghệ thuật và người nghệ sĩ ấy đã đánh đổi bằng cả cuộc sống của chính bản thân mình (Câu ghép nhé). Đọc “Chiếc lá cuối cùng” của Ô. Hen-ri, chúng ta càng thêm tin tưởng ở con người, con người sống với nhau bằng tình nhân ái và lòng vị tha. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người.

Lần sau bạn viết tham khảo in đậm như mik nhá

Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm.