K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Thiếu tá trên trực thăng tỉa từng thằng: Tạch tạch tạch... nói chung là có 991 chữ tạch và 1 chữ Tạch ook xong

1 tháng 4 2019

thiếu tá trên trực thăng tỉa từng thằng tạch tạch tạch .........

20 tháng 4 2020

Trong chương trình Ngữ Văn 8, có rất nhiều tác phẩm văn học thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc: Hai chữ nước nhà, Quê hương, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta…, những tác phẩm chân chính ấy gợi lên trong lòng mỗi người cảm nhận sâu sắc về quê hương, đất nước. Quê hương là nơi sinh ra của mỗi con người, khái niệm quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là mảnh đất nhỏ thuộc “đất nước”, nhưng hiểu theo nghĩa rộng, “quê hương” và “đất nước” là một, đó là phần lãnh thổ mà một dân tộc làm chủ và sống trên đó. Quê hương đất nước là nơi gắn bó mật thiết với mỗi chúng ta ngay từ khi mới chào đời, nói rộng ra, quê hương không đơn thuần chỉ là một mảnh đất, đó còn là nơi chứng kiến bao vui buồn tuổi thơ, là nơi luôn ôm ấp, che chở dang tay đón nhận khi ta gặp những khó khăn, trắc trở trên bước đường đời. Đó là nơi có người thân yêu ruột thịt với ta, có anh em, bè bạn. Không ai sinh ra mà lại không có một quê hương để nhớ về, quê hương là tâm hồn, máu thịt ta. Chúng ta phải yêu quê hương đất nước vì đó là nguồn cội. Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng. Yêu quê hương đất nước để ra sức học tập hơn, yêu quê hương đất nước để phấn đấu thành công hơn, yêu quê hương đất nước để cố gắng làm rạng danh quê hương đất nước hơn, đó là điều mỗi người dân sống trên mảnh đất này cần thiết phải ghi nhớ.

20 tháng 4 2020

@Thảo Phương Cảm ơn b nhiều nha ❤

29 tháng 5 2018

Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khoi nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn………"

29 tháng 5 2018

Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.
Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.
Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.
Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.
Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.

10 tháng 6 2021

copy thì cho cái nguồn vào . Được chứ?

10 tháng 6 2021

mik ns bn HEAD SHOT nha cop thì đừng ns người khác ko thấy nhục à.

11 tháng 11 2021

Bạn tham khảo:

Trong cuộc sống của chúng ta với bộn bề của công việc, gia đình,...nhưng chúng ta không thể nào quên đi những lối sống cần thiết. Trong đó lối sống có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Giới trẻ hiện nay càng ngày càng hiểu được trách nhiệm đối với đất nước, đối với những công việc mình làm. Chẳng hạn như đó là trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước phát triển, văn minh hơn như lời Bác Hồ đã kỳ vọng vào những thế hệ tương lai để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Hay đơn giản đó là trách nhiệm hiếu thảo, vâng lời với ông bà, cha mẹ. Và đặc biệt là một con người có lối sống trách nhiệm thì cần phải dám nhận sai, dám nhìn thẳng vào sự thật và sữa chữa lỗi sai đó. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh này chúng ta cần luôn luôn phải sống có trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà còn chả gia đình và toàn xã hội. Chúng ta hãy cùng làm tròn những bổn phận và trách nhiệm của bản thân.

Vào link tham khảo nha 
https://tuoitrexahoi.vn/559-520-2-cach-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ban-ve-niem-tin-167505.html

16 tháng 3 2022

tham khảo :()


Cuộc sống chính là một cuộc đua không cân sức mà con người luôn ở trong tình thế bị động. Điều đó khiến đôi lúc chúng ta cảm thấy thật yếu lòng, mỏi mệt và cần khi đó, chỉ có niềm tin mới là liều thuốc nạp năng lượng để mỗi người tiếp tục tiến bước.

Thân bài:
 

- Khái niệm, ý nghĩa của niềm tin

 

Niềm tin chính là sự tin tưởng, tín nhiệm vào bản thân, nhìn mọi điều xung quanh một cách tốt đẹp dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Giữ trong lòng ánh sáng niềm tin sẽ là nhân tố quan trọng, định hướng và tạo cho con người sự tự tin, lòng dũng cảm để vượt qua thử thách và gặt hái thành công. Cuộc sống thì xô bồ, hiện thực luôn tàn khốc, con người để tồn tại và muốn phát triển thì không thể thiếu đi niềm tin. Nó chính là những “mảnh vá” quý giá nhất có thể để lấp đi lỗ hổng, vết trầy xước cho tâm hồn bạn trên bước đường hướng về tương lai.

 

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về niềm tin
- Bàn luận, phân tích tại sao phải có niềm itn trong cuộc sống
 

Nhiều người sẽ nghĩ rằng, hai chữ “niềm tin”, nghĩ và nói ra thì dễ thật đấy nhưng làm sao mà thực hiện được?! Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, chẳng có thất bại nào lớn hơn việc bạn không có sự tin tưởng vào chính bản thân mình. Niềm tin mang đến cho ta hi vọng và không ngừng tranh đâu để có thể đạt được những điều mà ta ao ước. Thông qua niềm tin, bạn sẽ được hun đúc ý chí kiên cường, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Hẫy nhìn vào Nick Vujicic, chàng trai tàn nhưng không phế gây tiếng vang, truyền động lực cho các bạn trẻ trên thế giới. Anh đã trở thành tấm gương cho mọi người không chỉ vì ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà còn là một bài học nhắc nhở chúng ta về niềm tin vượt qua mọi trở ngại, chông gai cho dù bạn là ai, ở hoàn cảnh nào. Đất nước ta trải qua bao nhiêu lần bị dày xéo bởi quân xâm lược, nạn đói, mù chữ và cái chết đe dọa. Thế nhưng, nhờ có niềm tin, sự hi vọng và tin tưởng vào tinh thần, sức mạnh đoàn kết, bản lĩnh, dũng cảm của dân tộc mà năm lần bảy lượt đánh bật sự chèn ép, xiềng xích. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy niềm tin của toàn dân tộc, cũng như nhân dân Việt Nam dành trọn sự tín nhiệm đối với sự lãnh đạo của Bác để vùng dậy đấu tranh, giành độc lập, tự do, hòa bình.


- Mở rộng vấn đề

Niềm tin mang sức mạnh vô cùng to lớn, là điều cần có ở mỗi con người. Tuy nhiên, niềm tin không đồng nghĩa với tự phụ, ngạo mạn. Khi tự tin thái quá sẽ dẫn đến sự viển vông. Biết người, biết ta, nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực của bản thân mình mới là người tự tin và chiến thắng. Chúng ta nên tự tin và có niềm itn vào chính bản thân mình, nhưng tuyệt ối không quá kiêu ngạo. Không có thành công nào tự nhên tìm đến với bạn cả, mà chính là sự nỗ lực của bạn mới đưa giúp bạn hái quả ngọt. Là những người trẻ, hãy dùng thời gian của mình để nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão và dám thực hiện, dám để vấp ngã để chinh phục ngọn núi cao.
 

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Niềm tin thực sự là một món quà quý giá, giúp con người vượt qua mọi thử thách. Và, tôi lại nhớ đến câu hát Niềm tin chiến thắng của chị Mỹ Tâm có đoạn rằng:
 

“Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui


Niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người

Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến giữa cuộc đời


Niềm tin chiến thắng luôn mãi trong tim mỗi chúng ta…”

17 tháng 12 2020

I. Mở bài

- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.

II. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

- Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.

- Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

* Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

- Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.

- Biểu hiện của ý chí nghị lực:

Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven… Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp. Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

* Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate…

- Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

- Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.

- Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

* Bình luận, mở rộng

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:

Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.

=> Lối sống cần lên án gay gắt.

- Phương hướng rèn luyện:

Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

- Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.

- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân.

23 tháng 10 2021

TL: ( Tham khảo )

Bạn muốn người khác mở lòng với mình, muốn họ chia sẻ tâm tư của họ với mình... Thứ duy nhất bạn có thể làm được là luôn cảm thông với họ. Giống như EC Mc Kenzie đã nói: Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Thực vậy, cảm thông là sự thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm của mình với cảm xúc của người khác. Câu nói của Kenzie muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của cảm thông. Bước vào thế giới của người khác, không có chiếc chìa khóa nào bằng sự cảm thông. Cảm thông sẽ khiến người khác tin tưởng chúng ta hơn, dễ dàng chia sẻ những tâm sự của họ với mình. Cảm thông cũng giúp chính chúng ta học cách nhìn nhận người khác không vội vàng và thêm phần thấu hiểu họ hơn. Điều đó thực sự giúp cho cuộc sống này tốt đẹp và giảm bớt đi hận thù. Nhờ có cảm thông mà những ông bố bà mẹ hiểu con mình hơn, giúp con sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng sự chỉ dẫn của bố mẹ mình. Nhờ có cảm thông mà một vị sếp dễ dàng trao cho nhân viên của mình cơ hội được sửa sai, học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi đó họ sẽ cống hiến hết mình cho công việc. Cầm chiếc chìa khóa cảm thông trong tay, bạn có thể chẳng giải quyết được sự cố của ai đó, nhưng cũng khiến họ vui vì có người đã hiểu họ. Và chúng ta cũng thật đáng buồn, vì có những thầy cô cứ mắng nhiếc học sinh vì lỗi lầm mà không biết bạn ấy đang gặp vấn đề gia đình. Có những bố mẹ vì mong muốn của bản thân mà áp đặt con cái theo ý mình để rồi cánh cửa trái tim của những đứa trẻ ấy mãi không mở ra nữa. Chỉ đến khi có sự việc đáng tiếc xảy ra mới ân hận đầy muộn màng. Là chính bản thân mình cũng vậy thôi, muốn người khác hiểu mình thì trước hết bạn phải cảm nhận được họ đang cảm thông với mình. Không có điều đó, bạn hay tôi cũng chẳng muốn mở cửa trái tim. Giá trị của cảm thông trong cuộc sống chắc chắn còn lớn hơn việc là mở cửa được trái tim người khác. Hãy bắt đầu bằng việc đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu, sẻ chia với họ để sự cảm thông không chỉ là chìa khóa mà còn là liệu pháp tinh thần mãi mãi ở có trong mỗi chúng ta.

~HT~