K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2020

p/s; Bạn tham khảo bài văn sau nha :3

Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng.

Tuy đang đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân của người dân trong mọi miền Tổ quốc đều không mất đi. Hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng rất lớn đền toàn thế giới. Tất cả mọi người đều đang nổ lực để chung tay ''Chống dịch như chống giặc''. Việt Nam - nước chúng ta - đang thể hiện năng lực, phẩm chất rất tốt trong tình hình nguy cấp này. Tất cả đều vì một đất nước tươi đẹp, dọn dẹp sạch sẽ lũ virus đáng ghét này. Những người dân từ trong nước đến nước ngoài vào Việt Nam đều được chăm sóc chu đáo, được nhận những thông báo mới nhất về các biện pháp này. Tình người lại càng thắm thiết hơn, sâu đậm hơn qua đại dịch này. Chúng ta đều đoàn kết, biết yêu thương, san sẻ với đồng bào của mình. Từ những việc nhỏ nhặt như: tặng khẩu trang miễn phí có người còn mang số tiền,số gạo dành dụm cả đời của mình để ủng hộ cho việc phòng chống dịch. Ôi, thật cảm động ! Những việc làm tưởng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Vai trò và ý nghĩa của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự tồn tại của đồng loại ta. Do dịch Covid-19 nên một số mặt sản lương thực cũng khang hiếm. Vì thế, sự lo sợ vì không đủ lương thực để sử dụng trong mùa dịch nên ai ai cũng đi mua về để tích trữ; ngoài ra nhân dân còn cùng nhau tạo ra máy ATM phát gạo, cùng chia sẻ từ tinh thần lẫn vật chất với nhau ... Thứ nhất là để giúp mọi người đủ khả năng để trang trải cuộc sống trong mùa dịch mà còn mang lại hình ảnh tốt đẹp về lòng thương người. Ôi, những hành động tưởng nhỏ mà lại cao cả !

Những tấm gương tốt chính là ''những thiên thần áo trắng''. “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. ''Bỏ trốn khỏi khu cách ly không phải là một giải pháp tốt mà còn có thể gây hại cho chính bản thân, gia đình và xã hội''. Nếu chúng ta ở khu cách ly thì còn có thể được phục vụ, chăm sóc và chữa trị tốt hơn.

Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.

28 tháng 6 2020

Thank you so much đúng là bài tôi đag tìm

11 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

 

24 tháng 5 2021

lớp 7 mik học nhx bài nào ta ko rõ

Phần quà có tổng trị giá 11 triệu đồng bao gồm các thực phẩm, thức uống cần thiết và tiện dụng như sữa, nước ngọt, nước suối, cà phê, mì gói, bánh, xúc xích,… hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh và động viên tinh thần cho những người hùng thầm lặng, những người đã và đang mang đến một môi trường cách ly lành mạnh, an toàn góp phần bảo vệ cho công cuộc phòng chống Covid-19 của cả cộng đồng.

Những phần quà tuy nhỏ nhưng mang nghĩa tình của lãnh đạo bệnh viện, cùng chung tay góp sức, “tương thân tương ái”, hỗ trợ các anh em nơi đầu sóng ngọn gió, mong đại dịch sớm qua đi.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM rất hy vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm cho nhiều đơn vị khác nữa trong cuộc chiến chống Covid-19 này, thể hiện quyết tâm như lời kêu gọi: “Hãy chung tay quyết tâm phòng chống Corona”

26 tháng 3 2021

Trong những ngày này, nhân dân cả nước đang vui mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020).

Đất nước sau 45 năm thống nhất liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng, củng cố hệ thống chính trị; các nhiệm vụ về bảo đảm an sinh xã hội, chính sách người có công... 

Tuy nhiên, từ ngày 23/1/2020, dịch COVID-19 được xác định ở Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc chiến đầy cam go, thử thách. Để kết nối sự chung tay, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, huy động sự vào cuộc của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19" và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 45 ngày chính thức phát động.

Lan tỏa mạnh mẽ nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trụ sở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như cơ quan Mặt trận 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đón nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đến ủng hộ phòng, chống dịch. 

Thông điệp của lòng yêu thương đã lan tỏa mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ: "Thật xúc động khi được tiếp nhận rất nhiều sự ủng hộ dù ít, dù nhiều từ tấm lòng của các cụ, các bác lớn tuổi đến các cháu thiếu nhi; từ những người có điều kiện kinh tế hay đang còn khó khăn; của các tổ chức tôn giáo, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế; các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân; từ các thầy cô giáo đến các em học sinh; từ các chiến sỹ công an, quân đội đến huấn luyện viên bóng đá, các cầu thủ, nghệ sỹ và rất nhiều những cô bác, anh chị với nhiều nghĩa cử cao đẹp."

Tính từ khi phát động đến ngày 29/4/2020, số tiền, hiện vật các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch được hơn 1.900 tỷ đồng, trong đó thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gần 914 tỷ đồng, tại 63 tỉnh, thành phố, tổng số tiền, hàng ủng hộ và đăng ký ủng hộ được hơn 1.025 tỷ đồng; trong đó ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đầu số 1407 do Ban Thường trực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Bộ Y tế phát động từ ngày 19/3/2020 đến nay được khoảng hơn 150 tỷ đồng. 

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực đã chuyển tiền ủng hộ tới Bộ Y tế để mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời chuyển hiện vật tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… để có thêm những đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tại các địa điểm cách ly trên cả nước.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong suốt thời gian qua; đồng thời ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã thường xuyên phối hợp, kịp thời hưởng ứng thực hiện hiệu quả ngay sau khi phát động, nhất là các đồng chí ở cơ sở, đã rất vất vả, cực nhọc trong quản lý, theo dõi, phục vụ tại các khu vực cách ly...

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cũng bày tỏ sự cảm ơn, trân trọng, chia sẻ về những nhọc nhằn, sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn ngành Y tế, lực lượng Quân đội, Công an, đặc biệt, là sự đồng tâm, hiệp lực của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài trong cuộc chiến với đại dịch; qua đó hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động, kịp thời quán triệt, triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức; vận động nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở. 

Ở các địa phương, phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, người uy tín trong cộng đồng, trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, triển khai tuyên truyền đến từng địa bàn khu dân cư, hộ gia đình... Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực góp phần phòng, chống dịch. 

 

Nhiều suất cơm, phần quà vẫn tiếp tục được chia sẻ với người nghèo tại TP.HCM
dù đã kết thúc thời gian giãn cách xã hội.
 


Chung sức, đồng lòng khắc phục khó khăn

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý, góp phần làm nên những thành công bước đầu trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trước hết, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ ngành ngoại giao, các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương… đã vào cuộc quyết liệt, quyết đoán với thông điệp quan trọng là "chống dịch như chống giặc," không ai đứng ngoài cuộc. 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và phương châm "4 tại chỗ": chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ, cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của toàn dân. 

Ngay từ những ngày đầu dịch bệnh, thông qua các tin nhắn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin chính thống, minh bạch, giúp mỗi người dân tiếp cận liên tục, kịp thời để hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa. Những thông tin về diễn biến của bệnh được cơ quan chức năng cập nhật và thông báo công khai trên trang thông tin của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông, giúp người dân tin tưởng, có cách ứng phó hợp lý. 

Đến nay, Việt Nam đã 13 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Với 270 ca mắc COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho rằng, Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, với chi phí thấp, được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19. 

"Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng; nhiệm vụ hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc các cấp là tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thật tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại hội nghị của Bộ Chính trị ngày 23/4/2020 và Chỉ thị số 19, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới," Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định. 

Do đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần động viên nhân dân huy động nguồn lực, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giúp nhau ổn định cuộc sống; lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong xã hội, nhân rộng những mô hình, sáng kiến, sáng tạo giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng hay hợp tác xã, doanh nghiệp… vươn lên mạnh mẽ trong khó khăn, thử thách. 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng: Mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để góp phần khắc phục nhanh hậu quả của dịch COVID-19; phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tạo khí thế mới trong quá trình tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./. 

26 tháng 3 2021

Quyết sách đúng đắn của Việt Nam là huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay quyết chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính sự phối hợp nhịp nhàng cùng tinh thần quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sức mạnh kiên cường để chiến đấu và quyết chiến thắng đại dịch Covid-19.Khi tôi viết những dòng này thì đại dịch Covid-19 do virus SARS-COV-2 gây ra, khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 đã lan ra trên 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đại dịch Covid-19 này nguy hiểm đến mức, đêm 11/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố là đại dịch toàn cầu và ngày 18/3, người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phát biểu với báo giới rằng, Covid-19 là kẻ thù chống lại nhân loại.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “minh bạch, công khai, không giấu dịch”, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau, đồng thời giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, xáo trộn trong xã hội. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch đề ra phương châm chỉ đạo chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của đại dịch để xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với tinh thần Bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Đặc biệt, hơn bao giờ hết, Việt Nam chú trọng thông tin, tuyên truyền, vận động, động viên, hướng dẫn... người dân thường xuyên, liên tục, bằng rất nhiều hình thức, phong phú, đơn giản, dễ hiểu, hấp dẫn, dễ đi vào lòng người (tin nhắn nhắc nhở, hướng dẫn; thơ, ca, tranh, tiểu phẩm…) trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy, trang tin điện tử, mạng xã hội, đến cả loa phát thanh phường, xã, nơi công cộng…

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có các biện pháp ngăn chặn quyết liệt như: cách ly, phong tỏa khu có dịch, đóng cửa trường học, hoãn các hoạt động tổ chức đông người, triển khai làm việc online... Để đảm bảo đời sống dân sinh, Chính phủ có các phương án đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế cần thiết cho người dân, có biện pháp chống tăng giá…

Với phương châm chỉ đạo đúng đắn và tinh thần cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc, cũng như việc thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch như: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, trong đó việc phát hiện sớm và ngăn chặn và rất quan trọng, nên giai đoạn 1 của chiến dịch chống dịch Covid-19 của Việt Nam (từ ngày 23/1 đến 18h ngày 19/4) đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Tất cả 205 ca nhiễm đã được chữa khỏi và xuất viện.

Các chiến sĩ biên phòng, bác sĩ quân y trở thành những người lính trên tuyến đầu, sẵn sàng đối mặt với những rủi ro của dịch Covid-19.

Đó là sự gắn kết, đồng lòng giữa Đảng, Chính phủ và toàn thể quân đội, nhân dân trong trận chiến chống đại dịch Covid-19.

Đó là hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ; những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…

Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.

Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.

Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.

Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.

Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không... 

12 tháng 3 2022

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”. 

Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.

Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.

11 tháng 4 2022

Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình. Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta. Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.

11 tháng 4 2022

S v tú😀