">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

TK

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

 

       “Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ d

17 tháng 7 2019

A. Mở bài:

- Khái quát nội dung câu tục ngữ.

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Nêu ý kiến của bạn nọ.

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nghĩa đen.

- Nghĩa bóng.

- Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?

2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

3. Mở rộng câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.

- Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

- Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

C. Kết bài: Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

28 tháng 2 2018

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

22 tháng 2 2020

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”,... cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh... Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.

Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,... Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù... Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát... khi bước vào môi trường tập thể như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta.

Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác: có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được... Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự tỏa sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thể được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

22 tháng 2 2020

Bài làm :

Trong cuộc sống này để hình thành nên nhân cách con người ngoài yếu tố nền tảng giáo dục thì môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vì thế mà dân gian ta xưa kia đã lưu truyền câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Thế nhưng dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì yếu tố bản lĩnh con người quan trọng hơn hết thảy. Nó có thể vượt qua mọi hoàn cảnh và thử thách. Chính vì thế bên cạnh những ý kiến đồng tình với câu ca dao kia cũng có những bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng câu nói này đã được các cụ tổng kết từ xa xưa và tất nhiên nó cũng mang hai lớp nghĩa khác nhau. Về nghĩa đen thì như bạn cũng đã biết rồi đấy, xa xưa khi khoa học chưa phát triển con người phải sử dụng chủ yếu là một loại mực tàu để viết chữ. Mài mực từ khổi than đen sau đó cho vào nước và dùng viết chữ và tất nhiên khi đã dùng mực thì không tránh khỏi việc mực dây ra tay và làm bẩn. Gần đèn thì bao giờ bạn cũng nhận được nguồn sáng tốt nhất và sáng sủa nhất, đây là một quy luật tất yếu rồi.

Song bên cạnh nghĩa đen đó thì câu nói còn mang một hàm ý ẩn dụ bên trong đó là lời khuyên nhủ con người chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên tránh xa nhưng cái xấu vì nó rất dễ lây lan và hãy học tập, noi theo cái tốt để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Điều này không sai thậm chí có thể nói là một chân lí. Theo nhiều nhà khoa học thì bản thân mỗi con người chúng ta từ trong bản năng có phản ứng dây chuyền. Tức là bạn rất dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh kể cả tốt hay xấu. Song cái xấu thì bao giờ cũng nhanh và nguy hiểm hơn rất nhiều. Để học một thói quen tốt bạn có thể mất một tháng, một năm thậm chí là một đời người thế nhưng cái xấu thì nhanh lắm chỉ một giây phút thôi là bạn đã sa chân vào nó rồi. Bạn có biết vì sao một con người như Chí Phèo lại trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại không? Khi mà ngày xưa hắn là một mẫu người lí tưởng khiến bao nhiêu người mơ ước? Một anh canh điền lực lưỡng, thật thà thế nhưng sau khi vào tù thực dân môi trường đã nhào nặn hắn trở thành một kẻ “chó cùng bứt rậu” tha hóa, biến chất một cách không ngờ. Hay cả thầy Mạnh Tử một trong những bậc đại hiền của Trung Quốc. Ngay từ bé ông đã được mẹ cho sống gần trường học để học phép tắc, và cần mẫn. Nhưng nếu thay vì chuyển đến trường học mẹ ông để ông ở gần nghĩa địa hay chợ búa thì không biết cuộc đời ông sau này sẽ thế nào? Thế mới thấy môi trường sống ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân cách sống cũng như tính cách của con người.

Hàng ngày bạn vẫn còn nghe bố mẹ nhắc nhở chọn bạn mà chơi. Bởi vì sợ bạn sẽ nhanh chóng học tập những cái xấu từ những đứa bạn hư. Điều đó cũng đúng. Bởi lẽ xấu thì nhanh chứ học được điều tốt không phải chuyện dễ dàng gì.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại, bên cạnh những con người đang bị tác động và nhào nặn bởi hoàn cảnh cũng còn rất nhiều những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập. Quay trở lại với câu tục ngữ trên bạn có bao giờ chắc chắn người ngồi gần đèn luôn luôn rạng không? Có bao giờ nghĩ đến trường hợp có người ngồi khuất ánh đèn hay không?

Chưa kể trên thực tế cũng có rất nhiều con người sống vượt lên hoàn cảnh và trở thành những tấm gương sáng cho bao người học tập. Ai cũng biết môi trường sống quan trọng thế nhưng điều quan trọng nhất đó chính là phẩm chất và bản lĩnh con người. Nếu họ biết nhận thức cái gì tốt cái gì xấu, biết vươn lên hoàn cảnh thì dù khó khăn đến đâu cũng không thể khiến họ lùi bước và thui chột được. Một minh chứng vô cùng điển hình đó là hình ảnh những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ kiên cường chống trong kháng chiến. Những con người đã chấp nhận hi sinh trà trộn vào lực lượng địch để làm Việt gian. Chúng ta đặt câu hỏi vì sao sống trong một môi trường như vậy mà họ vẫn vẹn nguyên phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, vẫn kiên trung sắt son với lời thề Tổ Quốc? Rồi hiện nay có những đứa trẻ mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn quyết tâm học tập để thành người có ích cho xã hội? Đó có phải do hoàn cảnh hay không? Hay chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ đến với thành công một cách nhanh chóng hơn?

Dù có trong bất kì hoàn cảnh môi trường nào thì điều quan trọng nhất đối với một con người không phải đến từ môi trường. Nó chỉ là một yếu tố tác động trong rất nhiều những yếu tố khác. Điều quan trọng nhất đó chính là bản lĩnh con người. Chỉ cần bạn là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng thì không bao giờ bạn đánh mất mình dù có ở bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào.

8 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong cuộc sống này để hình thành nên nhân cách con người ngoài yếu tố nền tảng giáo dục thì môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vì thế mà dân gian ta xưa kia đã lưu truyền câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Thế nhưng dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì yếu tố bản lĩnh con người quan trọng hơn hết thảy. Nó có thể vượt qua mọi hoàn cảnh và thử thách. Chính vì thế bên cạnh những ý kiến đồng tình với câu ca dao kia cũng có những bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng câu nói này đã được các cụ tổng kết từ xa xưa và tất nhiên nó cũng mang hai lớp nghĩa khác nhau. Về nghĩa đen thì như bạn cũng đã biết rồi đấy, xa xưa khi khoa học chưa phát triển con người phải sử dụng chủ yếu là một loại mực tàu để viết chữ. Mài mực từ khổi than đen sau đó cho vào nước và dùng viết chữ và tất nhiên khi đã dùng mực thì không tránh khỏi việc mực dây ra tay và làm bẩn. Gần đèn thì bao giờ bạn cũng nhận được nguồn sáng tốt nhất và sáng sủa nhất, đây là một quy luật tất yếu rồi.

Song bên cạnh nghĩa đen đó thì câu nói còn mang một hàm ý ẩn dụ bên trong đó là lời khuyên nhủ con người chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên tránh xa nhưng cái xấu vì nó rất dễ lây lan và hãy học tập, noi theo cái tốt để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Điều này không sai thậm chí có thể nói là một chân lí. Theo nhiều nhà khoa học thì bản thân mỗi con người chúng ta từ trong bản năng có phản ứng dây chuyền. Tức là bạn rất dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh kể cả tốt hay xấu. Song cái xấu thì bao giờ cũng nhanh và nguy hiểm hơn rất nhiều. Để học một thói quen tốt bạn có thể mất một tháng, một năm thậm chí là một đời người thế nhưng cái xấu thì nhanh lắm chỉ một giây phút thôi là bạn đã sa chân vào nó rồi. Bạn có biết vì sao một con người như Chí Phèo lại trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại không? Khi mà ngày xưa hắn là một mẫu người lí tưởng khiến bao nhiêu người mơ ước? Một anh canh điền lực lưỡng, thật thà thế nhưng sau khi vào tù thực dân môi trường đã nhào nặn hắn trở thành một kẻ “chó cùng bứt rậu” tha hóa, biến chất một cách không ngờ. Hay cả thầy Mạnh Tử một trong những bậc đại hiền của Trung Quốc. Ngay từ bé ông đã được mẹ cho sống gần trường học để học phép tắc, và cần mẫn. Nhưng nếu thay vì chuyển đến trường học mẹ ông để ông ở gần nghĩa địa hay chợ búa thì không biết cuộc đời ông sau này sẽ thế nào? Thế mới thấy môi trường sống ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân cách sống cũng như tính cách của con người.

Hàng ngày bạn vẫn còn nghe bố mẹ nhắc nhở chọn bạn mà chơi. Bởi vì sợ bạn sẽ nhanh chóng học tập những cái xấu từ những đứa bạn hư. Điều đó cũng đúng. Bởi lẽ xấu thì nhanh chứ học được điều tốt không phải chuyện dễ dàng gì.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại, bên cạnh những con người đang bị tác động và nhào nặn bởi hoàn cảnh cũng còn rất nhiều những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập. Quay trở lại với câu tục ngữ trên bạn có bao giờ chắc chắn người ngồi gần đèn luôn luôn rạng không? Có bao giờ nghĩ đến trường hợp có người ngồi khuất ánh đèn hay không?

Chưa kể trên thực tế cũng có rất nhiều con người sống vượt lên hoàn cảnh và trở thành những tấm gương sáng cho bao người học tập. Ai cũng biết môi trường sống quan trọng thế nhưng điều quan trọng nhất đó chính là phẩm chất và bản lĩnh con người. Nếu họ biết nhận thức cái gì tốt cái gì xấu, biết vươn lên hoàn cảnh thì dù khó khăn đến đâu cũng không thể khiến họ lùi bước và thui chột được. Một minh chứng vô cùng điển hình đó là hình ảnh những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ kiên cường chống trong kháng chiến. Những con người đã chấp nhận hi sinh trà trộn vào lực lượng địch để làm Việt gian. Chúng ta đặt câu hỏi vì sao sống trong một môi trường như vậy mà họ vẫn vẹn nguyên phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, vẫn kiên trung sắt son với lời thề Tổ Quốc? Rồi hiện nay có những đứa trẻ mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn quyết tâm học tập để thành người có ích cho xã hội? Đó có phải do hoàn cảnh hay không? Hay chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ đến với thành công một cách nhanh chóng hơn?

Dù có trong bất kì hoàn cảnh môi trường nào thì điều quan trọng nhất đối với một con người không phải đến từ môi trường. Nó chỉ là một yếu tố tác động trong rất nhiều những yếu tố khác. Điều quan trọng nhất đó chính là bản lĩnh con người. Chỉ cần bạn là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng thì không bao giờ bạn đánh mất mình dù có ở bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào.

8 tháng 3 2022

:v 1000 từ?

Tham khảo : https://loigiaihay.com/dan-gian-ta-co-cau-tuc-ngu-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-rang-nhung-co-ban-lai-bao-gan-muc-chua-chac-da-den-gan-den-chua-chac-da-rang-em-hay-viet-bai-van-chung-minh-thuyet-phuc-ban-ay-theo-y-kien-cua-em-c34a594.html#ixzz7KGc1H6gy

16 tháng 4 2018

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/dan-gian-ta-co-cau-tuc-ngu-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-rang-nhung-co-ban-lai-bao-gan-muc-chua-chac-da-den-gan-den-chua-chac-da-rang-em-hay-viet-bai-van-chung-minh-thuyet-phuc-ban-ay-theo-y-kien-cua-em-c36a594.html#ixzz5EEdo2ejJ

21 tháng 1 2019

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.


 

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc  ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi ), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm  hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời.  Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”