K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý: *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. + Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các...
Đọc tiếp

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý:

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

+ Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ "với", các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị...

+ Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãn vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.  

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
11 tháng 4 2021
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ " NHỚ RỪNG" CỦA THẾ LỮ LỚP 8

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhậnThế Lữ (1907-1989)  là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

II. Thân bài

a. Câu chú thích ở đầu

Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.

b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm 

"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"

Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn". Nỗi đau ấy khó diễn  tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt thứ đồ chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lậpViết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca. Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm dễ cảm.

c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt 

Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽĐó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừngThuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tểThuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phụcBằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân dung  của loai chúa tểLà chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốnĐó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và tiếng chim và những buổi chiều " Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên tiếp các động từ tinh vi " Say mồi đứng uống" ," lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ " Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là " Uống ánh trăng tan" , ta đợi chết " Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã không khỏi ngạc nhiên khi đọc:" Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ " Đâu" gieo lên trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc phải cất nên lời than " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

d. Hai khổ cuối

Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam nổi niềm thiết tha với tự do. Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ.  Thông qua đó ta thấy được khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu nước.

e. Đánh giá

Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn

III. Kết bài

Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn học nước nhà.

11 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.

2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do

3. Kết bài

Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

20 tháng 2 2021

Sao ko lện mạng hỏi olm ít bạn on lắm

1. Mở đoạn: Giới thiệu bệnh vô cảm là một trong những căn bệnh phổ biến ngày hôm nay. Nó đang từ từ lan rộng ngấm sâu vào đời sống xã hội. 

2. Thân đoạn: 

- Bệnh vô cảm: căn bệnh tâm hồn của những người sống ích kỷ, lạnh lùng và thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, của những người sống xung quanh mình.

- Nguyên nhân: 

+ Con người bị cuốn vào guồng quay cuộc sống đầy mệt mỏi, họ không thể nghĩ cho ai khác ngoài bản thân mình

+ Tâm lý đám đông "nếu mình không giúp, cũng sẽ có người khác giúp"

+ Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”nhanh khiến văn hóa làng xã ngày một mai một dần, con người không còn kết nối với nhau

- Thực trạng: 

+ Con người dần thơ ơ vô cảm với những người xung quanh hoặc với chính người mình yêu thương. Họ cho rằng quan tâm người khác là hành động phí thời gian và cũng không phải nghĩa vụ của mình. 

+ Khi chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt, họ gián tiếp giúp kẻ thủ ác trốn tội bằng sự im lặng của mình. 

+ Vô cảm ở đây còn là vô cảm với chính ước mơ và tương lai của mình không còn quan tâm đến ngày mai mình sẽ làm gì.

- Hậu quả: 

+ Bệnh vô cảm khiến cái ác xuất hiện và hoành hành khắp trong xã hội 

+ Vì căn bệnh vô cảm mà con người mất dần kết nối với nhau. 

=> Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống học cách cho đi yêu thương để không khiến bản thân trở thành khối băng di động, chỉ biết làm việc như một cái máy mà không có cảm xúc. "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người. Chính vì vậy hãy để trái tim mình được lấp đầy yêu thương để chia sẻ cùng những người xung quanh

- liên hệ bản thân

24 tháng 3 2022

tham khảo

Các bước làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1: Tìm hiểu đề

Xác định ba yêu cầu:

Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)
Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài

Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

 
Bước 3: Tiến hành viết bài văn

Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)
Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.