K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2022

Đoạn văn với 4 câu thơ ngắm gọn đã miêu tả được hình ảnh cánh diều đang bay trong không trung rộng lớn. Cánh diều là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Trong đoạn thơ cánh diều được miêu tả khi đang "no gió" cho thấy cánh diều đang bay rất cao, rất xa. Dường như cánh diều hòa mình vào gió tạo ra những âm thanh vui tai "Tiếng nó chơi vơi". Từ láy "chơi vơi" tạo ra một cảm giác lơ lửng, hờ hững cho thấy cánh diều đang bay lượn từ bên này sang bên khác vô cùng hăng say. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà thơ còn có một sự so sánh hết sức thú vị khi so sánh "diều là hạt cau/Phơi trên nong trời". Giờ đây bâu trời như một chiếc nong khổng lồ để những cánh diều cong cong phơi trên đó. Qua con mắt tài tình của nhà thơ, cánh diều hiện lên thật độc đáo và có sức gợi. Từ đó tạo được sự hứng thú cho bạn đọc.

31 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Thả diều", em cảm thấy mình như được sống lại với những hồi ức tuổi thơ tươi đẹp. Đó là khoảng thời gian vô lo vô nghĩ có thể thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới cùng bạn bè chơi những trò chơi thân thuộc như "Thả Diều". Qua bài thơ trên, em còn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tác giả Trần Đăng Khoa đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, em được tri nhận thông điệp trân trọng những kỉ niệm tốt đẹp của tuổi thơ và yêu quý, trân trọng vẻ đẹp quê hương của mình hơn.

31 tháng 10 2023

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm

22 tháng 11 2023

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

30 tháng 6 2016

Trong bài thơ Mẹ ốm nha. Mik nhầm.

19 tháng 3

bài thơ trên thuộc thể thơ gì ?

 

14 tháng 2 2019

Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.

17 tháng 2 2019

thanksyeu

Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền...
...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm...

1 tháng 10 2019

Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền...
...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
Đồi thông sáng dưới trăng cao
Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
Em nghe có tiếng thơ ngâm...