Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong hai câu thơ:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa, nhân hóa đôi và đảo ngữ. Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xưa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hoang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.
Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đối. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.
Biện pháp tu từ: nhân hóa. Hiệu quả nghệ thuật: ngọn gió mùa xuân hiện lên như một sinh thể có hồn với vẻ nhí nhảnh, tinh nghịch, duyên dáng.
Cảnh sắc mùa xuân buổi sáng mai trong thời khắc giao mùa. Cảnh xuân trong sáng, xinh tươi, thơ mộng... Thi nhân đắm say trong cảnh, lòng ngập tràn tình yêu với quê hương xứ sở, thiết tha niềm yêu đời, yêu cuộc sống.
Sử dụng từ đồng nghĩa:
quốc : tổ quốc
gia : gia đình
=>Tác dụng:nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất nước , Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và, có lẽ không có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước. Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước- “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
Mình đã thêm các thành phần và tô đậm.
Tham khảo:
a, Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ
Tác dụng: Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn con là hy vọng, là tương lai, niềm ấp ủ cho đời mẹ. Con là mặt trời bé nhỏ, gần gũi, trẻ trung và thân thương ngay trên lưng mẹ.
b, -Tấm son: ẩn dụ cho tấm lòng son sắt của Thúy Kiều
gột rửa : làm sạch, gột sạch.
=> ý nghĩa câu: - Lòng thủy chung, son sắt mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng ko bao giờ thay đổi.
+Tấm lòng son sắt của nàng đã bị hoen ố ( vì bị MGS làm nhục) ko thể nào rửa sạch.
c, Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
d, Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
e, Biện pháp tu từ trong câu thơ là biện pháp nói giảm ,nói tránh .
Trong ví dụ trên ,'' bác Dương '' thôi đã thôi rồi có nghĩa là đã mất ,tác giả Nguyễn Khuyến sử dung biện pháp tu từ nói giảm nới trành này nhằm giảm bớt sự đau thương ,xót xa ...đối với người bạn cũ
Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.
+ Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.
+ Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.
- Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.
→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.
Từ tuợng hình: lom khom, lác đác.
Từ tượng thanh: gia gia
Phân tích tác dụng:
- Giúp việc gợi tả hình ảnh hoạt động chậm rãi, vãn đông của con người vào buổi chiều tà.
- Câu thơ thêm giá trị gợi cảm, sinh động qua tiếng kêu của con chim đa đa.
- Tăng giá trị diễn đạt cảm xúc của nhà thơ qua những hình ảnh, âm thanh đặc sắc chân thực gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.
a,
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu "cuốc cuốc". Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
a)
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
b)
"Sột soạt gió trêu tà áo biếc". Cái âm thanh của gió "trêu" tà áo và cái gam màu "biếc" của, lá ây là cái tình xuân. Một chữ "trêu" đáng yêu quá, thân thương quá, có gì như mang hương sắc đồng quê từ những câu ca dao, hát ghẹo tình tứ thuở nào cứ ngân nga mãi trong lòng ta... Gió cũng chọn áo mà "trêu", phải chọn áo biếc mới thật thơ, thật đẹp. Mùa xuân là như thế, "chín" là như thế!Từ cụ thể, từ làn nắng, từ mái nhà tranh, từ gió rồi mới khái quát: "Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang". Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.