Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quỳnh Anh Shuy bn tag kiểu j chứ
giáo viên mới tick đc GP mà pạn
Trong cuộc sống muôn màu này, tình thương yêu sẽ có ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào mà mình thấy hạnh phúc. Đúng là thế! Cũng như ngọn nến cần lửa mới sáng , mẹ cũng là người đưa đến ngọn lửa ấy- ngọn lửa yêu thương cháy hồng. Mẹ em là vậy đó- người nuôi nấng em nên người.
Có lẽ vì ham làm lụng để nuôi em khôn lớn từng ngày, mẹ đã quên đi bản thân mình và chỉ biết lo cho những đứa con bé bỏng của mẹ. Chắc rằng, đôi tay ấy cũng nói lên hàng ngàn nỗi đau, hàng ngàn nỗi khổ và một kho tình thương chứa chan, ấm áp bất tận của mẹ. Đôi tay gầy gò, đen xạm nhiều năm vẫn không xuôi lòng từ bỏ chúng con ..... ( Bạn viết tiếp nhé! Vì là văn biểu cảm nên sẽ rất dài nên bạn thông cảm hí?) 😊
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹpvà chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .
" Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"...
Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.
"Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu...
Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? " .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . "Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm" , hay một khúc hát giao duyên " Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng" . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: " Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
the ma da 2 nam ke tu ngay ong ra di nhanh that. thoi gian khong the xoa di ki niem ve ong ve tinh yeu cua chau
tham khảo nhó, vì đây là bài văn nêu cảm nghĩ nên bắt buộc phải dài á cậu :3
Nguyễn Trãi- anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới để lại sự nghiệp văn chương vô cùng phong phú. Trong giai đoạn từ quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác "Bài ca Côn Sơn" (Côn Sơn ca- trích), đoạn thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và vương vấn lòng người.
Bài ca Côn Sơn ra đời khi nhà thơ bị chèn ép phải cáo quan về sống ở Côn Sơn. Địa danh Côn Sơn thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây cũng là nơi nhà thơ đã từng sinh sống nên cảnh vật tái hiện cũng thật gần gũi, tự nhiên khiến người đọc nghe cũng có cảm giác quen thuộc. Bài thơ đã khắc họa tinh tế một bức tranh tứ bình hài hòa, độc đáo nhưng cũng chân thật, trữ tình. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi viết:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Thiên nhiên được gợi ra bắt đầu từ âm thanh của tiếng suối. Tuy được gợi từ âm thanh nhưng tiếng suối ấy lại gợi ra hình ảnh. Cảnh núi rừng rộng lớn, từ đâu đó là tiếng suối chảy rì rầm, róc rách đồng vọng với tiếng của núi ngàn. Đó là không gian của sự thanh tĩnh, nơi chốn lý tưởng của các bậc hiền nhân xưa luôn muốn tìm về. Tiếng suối rì rầm đó được tác giả so sánh như tiếng đàn cầm, du dương, êm dịu, trong trẻo góp phần làm thanh tĩnh tâm hồn của thi nhân khi trở về với thiên nhiên. Khi ví von tiếng suối đó với âm thanh tiếng đàn, ắt hẳn, tác giả đã thực sự hòa vào bản nhạc của rừng núi. Nguyễn Trãi lại hòa vào vẻ đẹp của Côn Sơn qua hai câu thơ tiếp theo:
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Bức tranh phong cảnh được miêu tả qua hình ảnh "đá rêu phơi" thật đẹp và tràn sức sống. Đá cằn cỗi, rêu vẫn chen chúc để sinh tồn và phát triển. trong cái khắc nghiệt của hoàn cảnh, rêu vẫn bám trụ bền bỉ và thể hiện sức sống mãnh liệt. Ngồi trên phiến đá rêu phơi ấy khiến tác giả như ngồi chiếu êm ắt hẳn đó phải là manh chiếu êm ái, mềm mại. Dường như, thi nhân đã thực sự hòa mình vào thiên nhiên nơi thâm sơn cùng cốc. Phiến đá cằn cỗi ấy mang trên mình một sức sống bất diệt mặc kệ phong ba bão táp. Hai câu lục bát tiếp theo, Nguyễn Trãi đã thể hiện sự bức phá ngoạn mục mà hùng vĩ của thiên nhiên:
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Thiên nhiên được người hiền triết cảm nhận tỉ mỉ và tinh tế. Hình ảnh của cây thông mang sức sống và thể hiện sự hùng tráng của núi rừng được tác giả so sánh với hình ảnh giản dị "như nêm" giúp ta nhận ra được sức sống tiềm tàng nơi núi rừng mặc mưa sa nắng đổ. Dù trải qua biết bao khắc nghiệt của cuộc đời, cây thông ấy vẫn đứng "giữa trời mà reo" . Đọc đến đây, ta nhận ra, tác giả chọn về với thiên nhiên để hòa vào sự thoáng đãng, tuôn trào và rộng mở của vạn vật, để được nằm trên nơi có bóng mát kì diệu của tạo hóa. Đón nhận những gì ban sơ, trong lành nhất, nơi này thật không hoài phí để tác giả chọn để được sống nhàn . Kết thúc đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã khép lại bằng hai câu thơ:
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xnh mát ta ngâm thơ nhàn.
Hình ảnh tre, trúc thật quen thuộc và bình dị đối với hồn quê Việt. Trúc trong rừng làm nên bóng râm, mát lành và rậm rạp. Hòa vào sự nguyên sơ ấy là tâm hồn thi nhân khao khát sống nhàn giữa vùng sơn cước. Màu xanh tươi mát của núi rừng và sự thanh tịnh trong tâm hồn Nguyễn Trãi tạo nên sự tổng hòa bức tranh Côn Sơn hoang dã.
Cảnh đẹp Côn Sơn được Nguyễn Trãi cảm nhận qua nhiều giác quan: thính giác (tiếng suối), xúc giác (chiếu êm), thị giác (màu xanh của trúc) thật tươi mát và hài hòa. Khao khát sống của Nguyễn Trãi khiến ta nhận ra bức tranh ấy thật đẹp, đó là nơi gửi gắm của xúc cảm, đồng điệu của tâm hồn và hòa hợp với núi rừng. Đây là nơi trong lành, nhàn nhã, thanh bình thì thi nhân mới rũ bỏ hết mọi toan tính, muộn phiền để là một nho sĩ với lối sống bình dị.
Thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn thật đẹp, mang cả thanh và sắc, tạo nên sự hài hòa của khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thanh nhàn. Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Nguyễn Trãi với lối sống giản dị mà thanh cao.
I. Mở bài: giới thiệu ông nội
Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.
II. Thân bài
1. Giới thiệu bao quát
Ông nội năm này 72 tuổi. ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ong buồn hẳn, nhưng điều đó là diều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.
2. Giới thiệu chi tiết.
a. Tả ngoại hình
- Năm nay, ông nội em 75 tuổi
- Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.
- Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng
- Lông mày đậm, hơi xếch.
- Ông nội luôn tươi cười
- Nội già nên phải đi khom khom
b. Tả tính tình
- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.
- Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người.
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông
- Em rất tự hào về ông.
- Ông là chỗ dựa vững chắc của em.
- Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
- Ông là tượng đài tráng lệ trong em.
kb nhé
Mở bài:
giới thiệu về người thân? Người đó là ai?
Khái quát tình cảm dành cho người thân yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ,......
Thân bài
- Nét ấn tượng về ngoại hình
+ Tuổi tác
+ Đôi mắt hiền từ
+ Dáng đi nhẹ nhàng
+ Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, rám nắng.......
=> Vẻ bề ngoài hiền từ , phúc hậu nên được mọi người yêu mến ngay lần gặp đầu tiên
- Tính cách
+ Là người phụ nữ đảm đang, tháo vát lo cho cuộc sống của gia đình
+ Mẹ dạy cách đối nhân xử thế
+ Em rất yêu thương , khăm phục, trân trọng và bik ơn vì sự hi sinh của mẹ cho cuộc sống gia đình
+ Mẹ là người hàng xóm tốt bụng..... với ai mẹ cũng giúp đỡ mà ko cần đền đáp nên dc mọi người yêu mến → riêng tôi, tôi rất tự hào và hãnh diện khi có 1 ng mẹ như thế
- Nhắc đến kỉ niệm của mình và người thân để nói lên => Mẹ dịu dàng và bao dung lời dạy bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang cho con suốt cuộc đời,. Ai cũng có 1 lần sai nhưng qua trọng là phải biết sửa lỗi
Kết Bài:
+ Khẳng định tình cảm dành cho người thân
+ Liên hệ bản thân
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Bài làm Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...
Mẹ -tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến vậy.Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ,được mẹ bế bồng, chăm sóc, được nghe hát ru những khúc ca chân thành gửi gắm từ đáy lòng mẹ. Và với tôi mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi sẽ khỏi ngay vì đã có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi, trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ địa mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.