K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. 

20 tháng 1 2019

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể hiện sự sum vầy đoàn tụ.

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.

Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.

Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.

Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.

Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

4 tháng 2 2023

tham khảo:

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm. Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

4 tháng 2 2023

Bạn nên bôi đen mấy cái bp đó nha ! 

2 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu thời gian Tết đến.

+ Em về quê với gia đình.

+ ..

Thân đoạn:

- Thời tiết:

+ Mát mẻ, lâu lâu có những cơn gió bấc.

+ ...

- Miêu tả:

+ Bầu trời: trong xanh cao vời vợi.

+ Những chú chim: hót líu lo chào đón mùa xuân.

+ Con đường: như trong đẹp hơn.

+ Cánh đồng: được người dân thu hoạch.

+ Con người: nhiều nhà mở nhạc Tết, dọn nhà, gói bánh

(Bạn có thể tả các hoạt động kỹ hơn cho đoạn văn của mình)

- Cảm xúc của em:

+ Háo hức đón năm mới.

+ Vui vẻ vô cùng.

+ ...

Kết đoạn:

- Tình cảm của em dành cho Tết, quê hương.

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Trong năm đi nhiều nơi, làm nhiều việc nhưng chỉ có những ngày Tết ở quê hương mới làm em cảm thấy vui nhất...)

TB:

Nêu ra những hoạt động trong ngày Tết của em:

+ Em được nghỉ học từ ngày bao nhiêu?

+ Em làm những gì để chuẩn bị Tết?

+ Trong những ngày Tết em làm gì? Gặp những ai?

+ Cảm nhận của về những ngày Tết?

KB: Nêu suy nghĩ của em về ngày Tết ở quê hương

_mingnguyet.hoc24_

3 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

 - Giới thiệu thời gian Tết đến.

Thân đoạn:

- Miêu tả:

+ Quê em có không khí ntn?

-> Trong lành, mát mẻ, từng ngọn gió thoang thoảng lướt qua da.

-> ...

+ Bầu trời: trong xanh vời vợi, đầy sức sống,..

+ Cây cối: trĩu lá xum xuê, tươi tốt, phát triển,..

+ Con đường.

+ Cánh đồng.

+ Con người: dọn nhà, bật nhạc Tết,...

- Hoạt động của em vào ngày Tết:

+ Chuẩn bị đồ Tết.

+ Đi thăm chúc sức khỏe họ hàng, người thân.

+ ...

Kết đoạn:

- Cảm xúc của em:

+ Vui vẻ, hạnh phúc.

+ Thấy Tết sao mà tươi đẹp quá (nói quá).

4 tháng 2 2023

thanks bn

 

24 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.

24 tháng 10 2021

Tham khảo :

Mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều nô nức đi sắm sửa cho một ngày Tết thật đầm ấm và vui vẻ. Tết năm vừa rồi em cũng cùng bố đi chợ hoa, tự tay chọn một cây hoa mai để trang trí ở nhà. Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn mà rất thanh nhã. Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Thân cây to bằng cổ tay em, cao độ một thước rưỡi. Thân cây màu nâu sậm, sần sùi, mụn to, mụn nhỏ. Cành cong queo, gầy guộc mọc tua tủa ra và mang nhiều lá, mỗi lá to bằng hai ngón tay của em, hình bầu dục. Màu xanh đậm viền những răng cưa nhỏ. Bên cạnh mỗi chùm lá một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm. Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụỵ hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm cây hoa mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hoá. Năm cánh hoa như năm cánh bướm vàng óng, nhỏ xinh, rung rinh giữa không khí se se lạnh của những ngày đầu xuân. Lá cây xanh non tràn trề sức sống. Em rất yêu thích cây hoa mai bởi sắc vàng rực rỡ của nó. Hoa mai mãi là biểu tượng cho loài hoa may mắn trong những ngày Tết của con người Việt.

28 tháng 10 2018

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

học tốt nha

tk cho mik nha

kb vs mik nha

28 tháng 10 2018

Bạn ơi vậy còn suy nghĩ của em về người phụ nữ ngày nay thì sao

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
7 tháng 11 2021

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.