K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2023

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, không dễ gì quên được.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.


Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động. Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Người xưa nói: hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê bằng một ngọn bút có thần…

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi nhũng người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”, và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).

21 tháng 9 2023

giúp với ạ

29 tháng 8 2016

- Giải thích 

  • Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ.
  • Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương.

-. Bàn luận 

  • Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
  • Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.
  • Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
  • Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu....

- Bài học nhận thức và hành động 

  • Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương
  • Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương

Tham khảo về 2 đoạn thơ đầu :

Dưới ngòi bút của nhà văn Tế Hạnh ,bài thơ Quê hương đã đem lại cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương của mình,đặc biệt là hai đoạn thơ đầu.Tác giả đã vẽ ra hình ảnh bức tranh thiên nhiên với những con người lương thiện và vui vẻ.Những con người ở đây vốn làm nghề đánh cá,họ đã quen thuộc khi thấy mùi cá tánh,mặc lên mình bộ quần áo phải xắn cáo gấu quần.Vị trí của ngôi làng bao bọc bởi sông nước,mùi nước biển thân thuộc,nó đã tạo nên một sự giản dị,mộc mạc .Đoạn tiếp theo diễn ra vào buổi sớm mai với bầu trời trong trẻo ,êm đẹp và cao rộng.Thời tiết thuận lợi để đi bắt cá.Hình ảnh con người ở đây khoẻ khắn  và vạm vỡ vỡ khiến người đoc cảm thấy thư thái,có lẽ họ tưởng tượng ra những chiếc thuyền như con tuấn mã,và tôi cũng vậy.Bài thơ khơi dậy cho tôi điều hay ý đẹp,cần phải biết trân trọng quê hương của mình và những gì thuộc về nó .

#H

Link : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về 2 đoạn thơ đầu của bài thơ quê hương. mn giúp mk với ạ.Mai mk nộp rùi.T_T câu hỏi 1576651 - hoidap247.com

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

27 tháng 1 2022

Em tham khảo:

      Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bạn tham khảo :

"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.

Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...”, "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".

Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:

"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng

Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"

Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.

Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".

Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.

Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:

"Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi"...

 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

10 tháng 5 2022

 bn tham khảo

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

    Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

    Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

10 tháng 5 2022

Tham khảo

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

1 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Ôi! phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Câu có từ cảm thán: in đậm nghiêng

2 tháng 5 2021

Bạn tham khảo bài này nhéundefinedundefined

Cô bảo ko cho ai mượn bài của Bình Gold mà