Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảm nghĩ của em là : Qua đồng tiền Thái Bình Hưng đã khẳng định quyền tự chủ độc lập curc nước ta, Không cần phụ thuộc vào Trung Quốc, có đồng tiền riêng Và đó cũng là đồng tiền đầu tiên của nước VN
Chúc bạn học tốt !
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.
Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.
Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.
Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .
tham khảo thui nhé
mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn
nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à
bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi
Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xạng có nhiều thăng trầm, sự thăng trầm đó có ảnh hưởng từ các nước lân bang của Lào. Ngay từ khi bắt đầu thành lập nên vương triều của mình nó cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xạng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng, vị anh hùng đó là Phà Ngừm .
Chúng ta phải nhận thấy rằng vào thế kỷ XI – XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền bắc Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun… tại miền trung lưu song Mê kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Cam kớt, Bát Xắc… đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Campuchia ở phía Nam, còn ở phía đông là Đại Việt và tình hình ở các nước láng giềng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thống nhất của nước Lạn Xạng lúc bầy giờ. Vào giữa thế kỷ XIV, trên bán đảo Đông Dương đã có nhiều biến đổi đáng kể.
Vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Rama Khamheng (1280 – 1318) đã ra sức mở rộng biên giới của nước Xukhôthai và xây dụng đất nước thành một quốc gia hung mạnh, cùng lúc này còn tồn tại một đất nước khác tồn tại và phát triển đó là Ayutthaya đây chính là quốc gia đối đầu với Xukhôtthai sau đó thì Ayutthaya đã chinh phục được Xukhôtthai, đây chính là hai quốc gia phong kiến của Thái được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII và XIV.
Và suốt thế kỷ XIV vương quốc Ayutthaya đã thi hành chính sách ngoại giao phản động, bành trướng đánh chiếm và gây chiến tranh với nhiều quốc gia trong khu vưc lúc bấy giờ như: bán đảo Mã Lai, rồi vương quốc Khơ Me, phía băc xâm lược Xukhôtthai và Xiêng Mai. Cũng vào cuối thế kỷ XIII thì Mông Cổ với cuộc xâm lược vào vương quốc Pagan sự thất bại của Pagan trước quân Mông Cổ đã làm cho Pagan đi vào thời kỳ chia cắt lãnh thổ kéo dài non ba thế kỷ. Đất nước phân ra thành nhiều tiểu quốc đới địch nhau.
Tóm lại, tình hình chung của các nước xung quanh Lạn Xạng không yên ổn, Xukhôtthai đi đến giải thể, Khơ Me suy yếu, Pagan bị chia cắt, Ayutthaya lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, nhưng đây cũng lại là điều kiện khách quan thuận lợi, mở đường cho sự ra đời nhà nước thống nhất độc lập của Vương quốc Lạn Xạng.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xạng chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềngđông – Xiềngthông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thong là Luông Phabang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.
Đôi nét về Phà Ngừm, Ông sinh năm 1316, con của Thao Pha Ngiêu. Vì sự bất hòa trong triều đình, Phà Ngừm và cha của mình đã phại tạm lánh sang Angco ngày nay là Camphuchia ngay từ thời thơ ấu. Đến tuổi trưởng thành ông cũng trở thành phò mã của Vương quốc này, sau đó Phà Ngừm trở về đấtt Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước. Ông đã khéo léo lợi dụng tình hình khách quan đương thời để đấu tranh cho Lạn Xạng thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào Xukhôthai và Campuchia, đồng thời xây dựng một nhà nước thống nhất đầu tiên.
Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc Campuchia và Ayuthaya (Thái Lan ngày nay) đang có mâu thuẫn gay gắt với nhau, Phà Ngừm đã chỉ huy một đạo quân “ 10 vạn người” từ Campuchia tiến về đất Lào. Đạo quân của Phà Ngừm đã thâm nhập được vào thung lũng sông Mê kông và chinh phục được hàng loạt các tiểu quốc như: Mường Paccôt, Mường Caboong, Mường Phanamhưng, Mường Phuông, rồi tiến lên Đông Bắc Lào sát tận Phông Xalỳ, sau đó trở xuống Pạc U sát kinh thành Xiêngđông – Xiềngthông.
Phanha Khămhiếu, chú của Phà Ngừmđang làm vua ở Xiềng đông – Xiềng thông, cho quân tiến đánh Phà Ngừm ba lần tại Pạc U nhưng đều thất bại. Sau khi biết không thể nào chống được đội quân hùng mạnh của Phà Ngừm, Khămhiếu cùng vợ phải uống thuốc độc tự tử còn các Xêna Amát, tức các triều thần, sau khi làm lễ an táng cho vua và hoàng hậu liền kéo tất cả đi đón chào Phà Ngừm tại Pạc U. Phà Ngừm vào Xiềng đông – Xiềng thông và được tôn lên làm vua. Ông lên ngôi năm 1353, vào lúc 37 tuổi.
Sau khi làm vua được một năm thì Phà Ngừm trao quyền nhiếp chính cho hoàng hậu Noongkéo thay mặt nhà vua xử lý việc triều chính, nắm giữ binh quyền, còn Ông lại cất quân đi chinh phục Lạn Na ( một vương quốc Thái ở phía bắc Thái Lan ngày nay). Hầu hết các Mường phía Bắc đều bị Pà Ngừm chinh phục cả.
Qua hai năm chinh phạt, Phà Ngừm trở về Xiêng đông – Xiêng thông . Đến năm 1356 ông cho quân tiến đánh Viêng-chăn. Nhưng chính ở đây Phà Ngừm đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Thành phố nằm giữa một hàng rào tre đầy gai góc, lũy tre là bức tường kiên cố để bảo vệ thành phố một cách hiệu nghiệm. và để tiến sâu vào thành phố thì Phà Ngừm đã tiến hành việc công thành hết sức mưu trí. Ông ra lệnh cho các tướng găm những vòng vàng và bạc vào các mũi tên và cứ thế bắn liên tiếp trong ba ngày, sau đó rút quân về gặp nhà vua để nhận lệnh. Dân thành phố bắt đầu đẵn tre để lấy vật quý. Lợi dụng tình hình ấy, quân đội của Phà Ngừm đã nhanh chóng tấn công công và chiếm được Viêng-chăn, để ghi nhớ chiến thắng này, thành phố lấy tên là Viêngkhăm. Sau khi chiếm được Viêng- chăn thì Phà Ngừm cho quân tiến xuống cao nguyên Cọrạt dọc theo bờ song Mê kông và buộc nhà vua Ayuthaya, lúc này đang bận chiến tranh với vương quốc Campuchia, phải thừa nhận Lạn Xạng có quyền hạn đối với lãnh thổ phía tây sông Mê kông.
Phà Ngừm kéo quân trở về Viêng- chăn tổ chức ăn mừng chiến thắng. cuộc liên hoan kéo dài trong bảy ngày bảy đêm. Nhân dân Lạn Xạng đã nói với Phà Ngừm rằng: “ nhà vua mới làm cho chúng tôi được quang vinh, chiến thắng được tất cả các nước, chúng tôi đội ơn người, và chúng tôi muốn đón người lên làm vua Lạn Xạng một lần nữa”.
Trước quân sĩ và dân chúng kéo về nhà vua đã đọc lời huấn thị kêu gọi mọi người phải giữ gìn công lý, chăm lo giữ gìn bờ cõi đất nước.
Đây cũng là sự kiện đánh giấu bước ngoặt trong lịch sử nước Lạn Xạng nói riêng và của lịch sử Dân tộc Lào, đất nước Lào nói chung, kể từ đây thì lịch sử Lào chấm dứt thời kỳ phong kiến cát cứ, thời kỳ bị phụ thuộc lệ thuộc vào các quốc gia khác, vì một nhà nước thống nhất, độc lập đã ra đời vào giữa thế kỷ XIV trên đất nước Lào đo chính là nhà nước Lạn Xạng, do Phà Ngừm là người có công lao to lớn xây dựng nên.
Sau khi đất nước độc lập, thống nhất thì Phà Ngừm băt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhà vua luôn quan tâm đến việc thiết lập một chính quyền tập trung vững mạnh, vì thế, ngay trong quá trình tiến đánh các mường , Phà Ngừm đã bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới tại đó, ở một số mường thí nhà vua vẫn sử dụng các đại biểu cũ đã thần phục chính quyền mới, những kẻ nào không chịu khuất phục đều được thay bằng những người thân tiến của nhà vua.
Nhờ vậy mà, ngay sau khi lên ngôi vua 1353 tại Xiềng đông – Xiêng thông, Phà Ngừm đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà vua Lạn Xạng mang danh hiệu Châuxivit-“ chủ nhân của những sinh mệnh”. Sau khi bị Phà Ngừm loại bỏ những lãnh chúa còn sống sót chịu thần phục Phà Ngừm , họ phải mang nợ suốt đời với nhà vua, và họ đều là thần dân của nhà vua. Trên danh nghia thì của cải, dất đai đều thuộc của nhà nước nhưng trên thực tế nó tập trung vào tay nhà vua và các hoang thân. Vậy nên vua được coi như là người chủ tối cao của đất nước và của hoàng gia.
Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Phà Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển lịch sử của đất nước Lào. Từ đây, nước Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ, và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy nhiên so với các quốc gia phong kiến tập quyền phương đông khác thì nhà nước Lạn Xạng thống nhất ít tính chất tập trung hơn. Các tiểu quốc hợp thành vương quốc này vẫn giữ khá nhiều tính độc lập của nó. Các mâu thuẫn vẫn duy trì trong nội bộ của vương quốc Lạn Xạng, tính độc lập của các tiểu quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, cụ thể là các mường vẫn duy trì quyền thế tập của mình. Vì thế chưa có sự thống nhất vững chắc, cho nên những người kế vị Phà Ngừm phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này hay nhóm quý tộc khác để trừng phạt các nhóm quý tộc có tư tưởng chống đối. Ngoài ra yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh thế chưa được thật phát triển. Trong lịch sử thì ở Lạn Xạng luôn diễn ra tình trạng mâu thuẫn của các châu mường tự trị, vì vậy muốn xây dựng đất nước phát triển thống nhất, các vua Lạn Xạng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để răn đe các tiểu quốc nếu có tư tưởng tưởng chống đối, sự hùng mạnh cũng là cái uy quyền. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển đất nước, quốc gia Lạn Xạng trở thành một vương quốc khá hung mạnh ở vùng bán đảo Đông Dương và nhờ vậy đã tự bảo vệ, chống lại quân xâm lược.
khoảng 20 dòng bạn đùa à , bạn đếm đếm đủ 20 dòng của bạn chưa
bài làm
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng. Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hi sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt xuất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách.
Tham khảo:
Đinh Bộ Lĩnh là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.
=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo.
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.
Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.
Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn
tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “
Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, sôi động. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh... ùn ùn kéo đi. Âm thanh và tiếng cười nói vang lên khắp mọi nơi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng gà vịt kêu, tiếng lợn éc... Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lụp xụp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.
Cái này là văn chứ lịch sử cái j