Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Ở quê em, vào sáng ngày 23 Âm lịch - ngày đưa ông táo về trời, mọi người sẽ mở một phiên chợ, họp ngay bãi đất trống giữa làng.Phiên chợ này không quá to, nhưng rất đông người mua kẻ bán, đậm không khí mùa xuân. Chẳng cần biển hay chỉ dẫn, cứ đến ngày này, như một thông lệ ngầm mà ai cũng biết, mọi người lại kéo nhau về đây để bán buôn, mua sắm. Ngoài thịt cá, rau dưa, củ quả quen thuộc, thì rất nhiều những mặt hàng đặc trưng của ngày Tết, đặc biệt là ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện. Đó là cá sạp áo quần Tết được đưa từ trên phố về. Rồi các gánh hoa đủ màu sắc sặc sỡ mà ngày thường ít khí thấy tề tựu đong đủ ở chợ quê. Tiêu biểu nhất là rất nhiều những giỏ hoa cúc vàng - loài hoa nhà nào cũng có ở trên ban thờ. Cùng với đó, là những xe đẩy bán kẹo, mứt thơm ngon hấp dẫn. Trung tâm của chợ, là nhân vật chính của ngày này, chính là các cô các chú bán cá chép. Những chú cá chép nhỏ chừng hai đến ba ngón tay là điều không thể thiếu cho ngày cúng đưa ông Táo về trời. Người nào đến chợ cũng ghé vào đây, xách về một túi cá cả. Rồi các gánh bán cát cho lư hương, gánh bán gạo nếp, bán lá dong, ống giang để gói bánh chưng cũng đông lắm. Chợ phiên ngày Tết, ai cũng vội vàng đến rồi đi. Nhưng điểm chung là người nào cũng mỉm cười hạnh phúc, gặp nhau là xởi lởi chào hỏi mấy câu mới rời đi. Người mua kẻ bán cũng trở nên dễ tính hơn hẳn ngày thường, thật khó mà gặp những người to tiếng ở chợ ngày này. Không khí rộn ràng, vui tươi và hạnh phúc ấy, dưới ánh nắng ngày xuân chan hòa, đẹp tựa bức tranh in sâu vào tâm trí của em. Để qua mùa Tết, đi ngang bãi đất trống ấy, em lại tự nhớ về cảnh họp chợ này, để lòng thêm xốn xang và háo hức chờ mong một mùa Tết mới lại về.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian Tết, không khí Tết.
Thân đoạn:
- Tình huống em ra chợ Tết:
+ Mẹ nhờ đi mua đồ Tết (đồ ăn, đồ trang trí,..)
+ Đi cùng với anh chị em, bạn bè.
- Trước chợ:
+ Không khí huyên náo, nhộn nhịp.
+ Người người mua bán.
+ Tiếng cười nói duyên dáng của những cô bán đồ.
+ ...
- Trong chợ:
+ Đông đúc, rất nhiều người.
+ Những sạp hàng bày biện.
+ ...
- Hoạt động của em:
+ Mua đồ mẹ dặn.
+ Nói chuyện với cô bán quen thuộc.
+ ...
Kết đoạn:
- Cảm nhận vẻ đẹp chợ Tết của em:
+ Em thực sự cảm nhận được không khí Tết hạnh phúc.
- Nguyện vọng vào năm mới của em?
Đông qua xuân lại về ,đó như một vòng xoáy của tự nhiên kéo con người chúng ta cũng vào vòng xoáy đó .Mùa xưa là mùa đẹp nhất trong năm l, là mùa của sự tươi mới ,của niềm vui ,của tiếng cười của sự hảo hức trong lòng mỗi con người.Mùa xuân là thời điểm bắt đầu một năm mới ,mọi người đều háo hức để chuẩn bị cho một một dịp tết thật sum vầy và ấm cúng.Và thể năm nào em cũng cùng mẹ đi chợ mua hoa sắm tết.Vừa vào đến công cho mọi thứ như náo nhiệt hơn như tươi vui hơn,bên mép tường người ta bán rất nhiều hóa ,nào chị cúc , nào cô hồng còn có cả bác hoa ly nữa ai ai cũng như muốn khoe sắc mình cho mọi người cũng biết.xung quanh ai cũng để tìm một loại hoa phù hợp nhất với mình để trang trí cho ngôi nhà ,và đặc biệt hơn nữa nếu nói đến tết thì không thể nào thiếu một cành đào hay cánh mày hay một bác quất.cho hoa quả thật là một nơi thật lộng lẫy vào những ngày tết ,có thể nói nếu tt đến mà ai chưa một lần đi chợ hoa thì đúng là lãng phý mất một năm tươi đẹp
Sai thôi nha ! k mk
Khi ông mặt trời đã thức giấc sau làn sương nặng trịch đằng xa, nắng cũng đã lên cao. Những tia nắng xuân mới ấm áp nhường nào! Hoa lá trong khu chợ càng nhờ thế mà tươi thắm, không khí càng nhờ thế mà náo nhiệt. Các cô bán hoa, bán cây miệng lúc nào cũng cười tươi chào gọi khách. “Chị lấy bó này nhé!”, “Đào này bung nở mới biết là đẹp tuyệt vời!”, “Tết này chị có về quê không, mua biếu các cụ chậu quất?”… Đó là những thanh âm đầy sức sống ngày xuân. Mấy cụ già cũng đi qua, đi lại để ngắm nghía cành đào, chậu quất. Những em bé nhỏ còn bi bô chưa biết nói cứ cười khúc khích khi nhìn thấy những sắc hoa. Mấy bác trung niên đua nhau bàn về chậu lan quý như ngọc nọ. Cây đa cổ thụ ven chợ như hiểu con người đang nô nức đón xuân nên xòe cành che bóng mát. Mấy chú chim chuyền cành rồi khẽ sà xuống như hưởng ứng ngày hội hoa.Chiều muộn, chợ hoa mới vãn người. Trên mặt đất chỉ còn lại những cánh hoa tàn, những chiếc lá ngả vàng. Các bác bán hoa quét dọn để ngày mai lại tiếp tục hành trình. Họ nhẹ nhàng tưới nước cho những chậu hoa để sớm mai chúng lại đua sắc, đua hương.Tôi thật may mắn bởi Tết năm nào cũng được chứng kiến cảnh chợ hoa nhộn nhịp này. Tôi đã cùng với mẹ chọn một chậu đào hình chú rồng vô cùng đẹp mắt. Chắc chắn rằng Tết năm nay của gia đình tôi sẽ thật ấm cúng nhờ lộc non, nụ mới của đào, quả quất, của hoa mua từ chợ hoa Hoàng Hoa Thám.
Tham khảo đoạn văn sau:
Sáng nay, em háo hức thức dậy từ sớm, để theo bà đi phiên chợ Tết họp ở đầu làng. Hôm nay đã là 23 tháng Chạp rồi, nên thời tiết rất là “xuân”. Trong cái không khí lạnh lẽo, là những đợt mưa xuân thỉnh thoảng vương qua vai áo. Ánh nắng mặt trời ấm áp thì chỉ le lói mà thôi. Chỉ thoáng cái, lại bị mây mù che đi. Khi em và bà đến nơi, phiên chợ đã đông lắm rồi. Cả một vùng đê rộng lớn đã phủ đầy những gian hàng rực rỡ. Người kĩ thì đến sớm dựng chòi, người hào sảng thì chỉ cần trải bạt ra rồi bày hàng lên là được. Về hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhưng đều có điểm chung là dùng cho ngày Tết. Từ thịt cá, rau củ, đến hoa quả, áo quần, giày dép. Rồi cả đủ thứ vật dụng trong nhà cho mọi người sắm sửa như dao thớt, chăn gối, tủ chậu… Cùng các món đồ dành riêng cho bàn thờ tổ tiên như vàng mã, lư hương, cát trắng… Cái gì cũng có, cũng nhiều. Hấp dẫn và đông vui nhất, vẫn cứ là các gian hàng bày bán đồ phụ kiện trang trí cho ngày Tết. Dù giàu nghèo hay bao nhiêu tuổi, người ta vẫn say sưa với cái gọi là đón Tết. Ai ai đến chợ cũng ghé qua các quầy này, mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân.
Bạn tham khảo nha:
Tết đến, xuân về với bao niềm vui, bao điều diệu kì, mới mẻ. Mỗi dịp tết, em thật vui được cùng bố mẹ về quê ngoại chúc Tết. Nam Định thân yêu là quê hương yêu dấu của em, nơi đây ấm nồng tình cảm của ông bà, họ hàng thân thiết và những người dân quê giản dị, hiền lành. Tuyệt vời nhất là em được đi Chợ Viềng cùng người thân để cầu may mắn. Hòa cùng sắc xuân, dòng người đi dự hội, lòng em trào dâng bao nhiêu cảm xúc mới lạ.
Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người từ khắp nơi đổ về để dự hội mua bán lấy may đầu xuân năm mới. Khác với những nơi buôn bán khác, ở đây cả người mua và người bán đều không đặt lợi nhuận lên trên. Họ chỉ mong mua bán sự may mắn, tốt lành. Tiết trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay càng làm cho Chợ Viềng thêm độc đáo, đặc sắc. Chợ họp dọc hai bên đường kéo dài vào tận trong chợ với biết bao đồ, mặt hàng tượng trưng cho may mắn, mặn mà, lấy đỏ lấy hên đầu năm như nến, bật lửa, muối, giỏ, những nông cụ,…. Đặc biệt là những chậu hoa nhỏ xinh mà tuyệt đẹp. Cây cối khắp nơi rủ nhau về dự hội khoe hương, khoe sắc. Cũng như bao hội ở quê, Chợ Viềng ngoài mua bán lấy may, hội còn có nhiều trò chơi giải trí như: bắn súng, ném bóng vào cốc, ném cung tên, bịt mắt đập niêu… Trò nào cũng vui cũng thu hút được nhiều người tham dự. Tiếng cười nói nhộn nhịp rôm rả khắp muôn nơi. Tết năm nay, em thật may mắn khi tham gia trò ném bóng được tặng một chú gấu bông xinh xắn. Thật hạnh phúc khi được ôm chú gấu bông trong tay cùng với bố mẹ.
Đi chợ thật vui biết bao! Em ao ước năm sau sẽ được đi Chợ Viềng lần nữa để được tận hưởng không khí vui tươi, hạnh phúc và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp bình dị, thân thương đầy màu sắc nơi đây.
Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.
Vào mùa hè mỗi năm, em thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Vào mỗi sáng, ngoại thường dắt em theo mỗi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ... Vậy là một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ thân thương.
Quê em có rất nhiều cảnh đẹp, nhưng em vẫn thích nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển.Tang tảng sáng, mọi vật còn loà nhoà trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía Đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà. Lúc mặt trời đã nhô lên. hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát. Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu. Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu. Cảnh mặt trời mọc trên biển là như thế đó. Vì vậy em rất yêu quê hương em.
Hè vừa qua em được mẹ cho đi biển. Sau những ngày bão chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt Trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Mặt Trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.Gió thổi lồng lộng quét sạch tàn dư của bóng đêm. Vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thoáng chốc ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Khung cảnh mặt trời mọc đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng đẹp không bao giờ quên.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp Lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.
Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.