K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
10 GP
Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.
Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).
Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ônq đồ già.
Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.
Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài.
Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.
Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọnq trong nghiên sầu
Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:
Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.
Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu hây giờ?
Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.
Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.