Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.
Đoạn văn mẫu số 2“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.
Đoạn văn mẫu số 3Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Đoạn văn mẫu số 4Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.
Đoạn văn mẫu số 5Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.
Đoạn văn mẫu số 6Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.
Đoạn văn mẫu số 7Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Đoạn văn mẫu số 8Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.
Đoạn văn mẫu số 9Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.
Đoạn văn mẫu số 10“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.
Đoạn văn mẫu số 11“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.
Đoạn văn mẫu số 12“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước.......( Trong kho truyện/một hôm là trạng ngữ) cho xin 1 tick với ^^
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Tham khảo:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
"Bài học đường đời đầu tiên" miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ: Đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt; đôi cánh dài đến tận chấm đuôi; đầu to, nổi từng tảng; hai cái răng đen nhánh; sợi râu dài, uốn cong. Bằng sự quan sát tinh tế, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, sử dụng hệ thống tính từ kết hợp so sánh, Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và rất đẹp. Vì Mèn chỉ là một chàng dế mới trưởng thành, chưa trải sự đời nên tính tình còn kiêu căng, xốc nổi. Trong một lần dại dột bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt- một anh bạn hàng xóm, để rồi về sau có hối cũng không kịp. Nhưng cũng từ lần đó mà Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham khảo:
Câu 1:
Đoạn trích " Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết " đôi càng tôi mẫm bóng", " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt", " Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi".Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách, thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vạt Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.
Câu 2:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Trang chủ » Lớp 6 » [Chân trời sáng tạo] Văn 6 tập 1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ
Viết ngắn
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.
Bài làm:
Đoạn văn tham khảo
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
- từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
- vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Bài làm:
Đoạn văn tham khảo
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
- từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
- vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế không? Vườn nhà tôi có loài cúc trắng đấy. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi, mà nở cả quanh năm suốt tháng. Cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của hoa cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm màu trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cánh hoa nhỏ li ti, hương thơm thì thoang thoảng dịu dàng thế mà tôi thích nó hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay nhỏ xíu. Hình lá nhỏ như lá tần ô, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Bông cúc thì nở theo từng tháng. Mỗi đợt dễ đến gần nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cùng thấy có bông cúc đơm ở đầu cành.
tks ạ