K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

                                       Cậu cai nón dấu lông gà,
                              Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
                                Ba năm được một chuyến sai,
                           Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.

Mik chọn đề : gia đình

Tham khảo:

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…

13 tháng 11 2021
Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

22 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

22 tháng 11 2021

hay đấy 

15 tháng 11 2021

Đặt câu có từ láy, gạch chân từ láy em vừa đặt

15 tháng 11 2021

Khi tôi bước vào nhà,lập tức,những ánh đèn lung linh tự chiếu sáng khắp căn phòng.          Từ láy: lung linh

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

25 tháng 11 2023

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

10 tháng 11 2021

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

10 tháng 11 2021

Nhwos tick nha

22 tháng 11 2023

Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. “Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.