Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Các từ trái nghĩa trong câu trên là : đậu - bay
Điền từ trái nghĩa với "sống" vào chỗ trống: "Đoàn kết là sống, chia rẽ là ......chết........... "
Câu hỏi 2:
Từ "Vai" trong câu : "Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối." được dùng với nghĩa ......gốc......... .
Câu hỏi 3:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống: "Yêu nước ......thương........ nòi."
Câu hỏi 4:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Một miếng khi ...........đói.......... bằng một gói khi no."
Câu hỏi 5:
Điền từ trái nghĩa với "bay" vào chỗ trống:
"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm ........đậu............ rồi lại bay."
Câu hỏi 6:
Giải câu đố:
"Để nguyên chờ cá đớp mồi
Có huyền nhộn nhịp xe người qua lại
Nặng vào em mẹ quê ta
Nhiều khi gọi bạn thiết tha ân tình
Từ thêm dấu huyền là từ gì ?
Trả lời: từ .......cầu.........
Câu hỏi 7:
Điền từ trái nghĩa với từ "chua" vào chỗ trống :
"Ai ơi chua ......ngọt......... đã từng.
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."
Câu hỏi 8:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Các từ "bình yên, hòa bình, thanh bình" là các từ ........đồng.......... nghĩa.
Câu hỏi 9:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Vườn .....không...... nhà trống."
Câu hỏi 10:
Điền từ trái nghĩa với từ "nắng" vào chỗ trống : "Nắng tốt dưa, ...mưa...... tốt lúa.
Đây là vòng 10 trạng nguyên tiếng việt đúng ko bạn
Từ "Vai" trong câu : "Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối." được dùng với nghĩa gốc
Câu hỏi 2:
Điền từ trái nghĩa với từ "nắng" vào chỗ trống : "Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa."
Câu hỏi 3:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Các từ "bình yên, hòa bình, thanh bình" là các từ đồng nghĩa.
Câu hỏi 4:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Một miếng khi đói bằng một gói khi no."
Câu hỏi 5:
Điền từ trái nghĩa với "bay" vào chỗ trống:
"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay."
Câu hỏi 6:
Điền từ trái nghĩa với từ "chua" vào chỗ trống :
"Ai ơi chua ngọt đã từng.
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."
Câu hỏi 7:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Vườn không nhà trống."
Câu hỏi 8:
Từ "Dòng" trong câu: "Dòng người tấp nập đến tham dự lễ hội." được dùng với nghĩa chuyển
Câu hỏi 9:
Điền từ trái nghĩa với "sống" vào chỗ trống: "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết"
Câu hỏi 10:
Giải câu đố:
"Để nguyên chờ cá đớp mồi
Có huyền nhộn nhịp xe người qua lại
Nặng vào em mẹ quê ta
Nhiều khi gọi bạn thiết tha ân tình
Từ thêm dấu huyền là từ gì ?
Trả lời: từ cầu
Chúc bạn học tốt
Thanks
Câu hỏi 1:
Từ "Vai" trong câu : "Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối." được dùng với nghĩa gốc
Câu hỏi 2:
Điền từ trái nghĩa với từ "nắng" vào chỗ trống : "Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa."
Câu hỏi 3:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống: Các từ "bình yên, hòa bình, thanh bình" là các từ đồng nghĩa.
Câu hỏi 4:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Một miếng khi đói bằng một gói khi no."
Câu hỏi 5:
Điền từ trái nghĩa với "bay" vào chỗ trống:
"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay."
Câu hỏi 6:
Điền từ trái nghĩa với từ "chua" vào chỗ trống :
"Ai ơi chua ngọt đã từng.
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."
Câu hỏi 7:
Điền từ phù hợp vào chỗ trống : "Vườn không nhà trống."
Câu hỏi 8:
Từ "Dòng" trong câu: "Dòng người tấp nập đến tham dự lễ hội." được dùng với nghĩa chuyển
Câu hỏi 9:
Điền từ trái nghĩa với "sống" vào chỗ trống: "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết "
Câu hỏi 10:
Giải câu đố:
"Để nguyên chờ cá đớp mồi
Có huyền nhộn nhịp xe người qua lại
Nặng vào em mẹ quê ta
Nhiều khi gọi bạn thiết tha ân tình
Từ thêm dấu huyền là từ gì ?
Trả lời: từ cầu
Học tốt nhé ~!!!!!
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH:
Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.
Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ãn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.
Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu nhưng thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:
– Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đảu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.
Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:
– Bà nhận chút ít để mua trầu.
Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.
– Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.
Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.
Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.
Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.
Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa…
Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ”.
Có công mài sắt có ngày nên kim
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.
Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.
Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.
Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.
“Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.
Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.
Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.
Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.
1. chung 1 giàn
2.nghĩa mẹ,chảy ra
3. lời,đậu rồi lại bay( của PPA nè)
4.sạch,thơm
5. bắc cầu kiều,yêu lấy thầy
1. chung một giàn
2.Nghĩa mẹ - chảy ra
3.lời - đậu rồi lại bay
4.Sạch - Thơm
Em chỉ biết thế thôi 😅
Câu :
Con chim mới đậu trên cành cây giờ đã bay đi mất .
Ca dao :
Nói lới phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay .
Câu : - Con chim vừa " đậu " ở đây đã " bay " đi từ khi nào .
- Con bướm này vừa " đậu " lại " bay " đi
- Mày " đậu " chứ đừng " bay " vội vã quá !
- Này con sẻ kia , mày " đậu " lại rồi " bay " đi trông rối mắt quá !
Tục ngữ : - Nói lời phải giứ lấy lời
Đừng như con bướm " đậu " rồi lại " bay "
Dàn ý:
I. ĐẶT VẤN ĐỂ:
Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:
‘Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:
Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiện nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, tục ngữ có câu:
"Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đận rồi lại bay".
"Nói lời phái giữ lấy lời": không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.
Nói lời phải giữ lấy lời
"Đừng như con bướm đậu rồi lại bay" là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoa, hút nhụy hoa, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. "Đừng" nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoa, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.
Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.
Tại sao "Nói lời phải giữ lấy lời?". Vì sao "Đừng như con bướm đậu rồi lại bay?". Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đằng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.
Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha con, mẹ con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội... thì niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ "người với người ỉà bạn" bị tan vỡ. Bởi vậy, "Nói lời phải giữ lấy lời - Đừng như con bướm đậu rồi lại bay'' là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.
Phải học tập, học văn hoá, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: "Thật thà là cha mách qué".
Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: "Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin" là một điều răn, nhắc nhở chúng ta "nói lời phải giữ lấy lời...".
Bướm đậu
Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng... là biểu hiện về sự sa đoạ tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt, học tốt.
Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng... do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.
Câu tục ngữ này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thuỷ chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa "Đừng xanh như lá bạc như vôi" (Hồ Xuân Hương), "Đừng như con bướm đậu rồi lại bay".
Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên "Nói lời phải giữ lấy lời...". Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu tục ngữ đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.