Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. ĐẶT VẤN ĐỂ:
Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:
‘Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:
‘Nói lời phải giữ lấy lời’:không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.
‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoà, hút nhụy hoà, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. ‘Đừng’ nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoà, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.
Tóm lại, câu ca dao nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.
2. Bình:
Tại sao ‘Nói lời phải giữ lấy lời ?’. Vì sao ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay ?’. Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đàng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.
Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha ***** con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội... niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ ‘người với người là bạn’ bị tan vỡ. Bởi vậy, ‘Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’ là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.
3. Luận
Phải học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: ‘Thật thà là cha mách qué’.
Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: ‘Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin’ là một điều răn, nhắc nhở chúng ta ‘nói lời phải giữ lấy lời...’.
Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng... là biểu hiện về sự sa đọa tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt học tốt.
Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng... do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.
Câu ca dao này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thủy chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa ‘đừng xanh như lá bạc như vôi’ (Hồ Xuân Hương), ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ :
- Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên ‘Nói lời phải giữ lấy lời...’. Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu ca dao đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
tk
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
Lập dàn ý:
MB: - Vấp ngã là chuyện thường tình nhưng điều quan trọng là phải biết đúng lên sao mỗi lần vấp ngã.
- Dẫn câu tục ngữ.
TB:
1/ Giải thích nghĩa:
* Nghĩa đen: - Thất bại là những lần vấp ngã, những lần công việc gặp khó khăn, không có kết quả như mong đợi.
- Thành công trái ngược với thất bại, là đạt được điều ta mong muốn một cách thuận lợi.
- Mẹ là người sinh ra con, có mẹ mới có con.
*Nghĩa bóng: Trong đời ai cũng có một lần thất bại nhưng khi thất bại lại có 2 dạng người khác nhau:
+ Bỏ cuộc
+ Quyết tâm làm lại từ đầu
Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công hơn trên đường đời.
2/ Vì sao thất bại là mẹ thành công?
- Vì sao mỗi lần thất bại ta tìm được nguyên nhân, sai sót, rút ra kinh nghiệm quý báu tránh những sai lầm ko đáng có sẽ dẫn đến thành công.
3/ Thái độ của bản thân:
- Phải lạc quan coi đó là bài học quý rút ra kinh nghiệm để làm việc thận trong.
- Không bi quan, chán nản, rèn luyện tính tự tin, bền vững, ...
KB: Khắng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
(Đây chỉ là dàn ý thôi nha, ko phải bài viết đâu)
Dàn ý: Thất bại là mẹ thành công
* Cần tập trung làm sáng tỏ các ý
- Giải thích câu tục ngữ.
- Nghĩa đen.
- Nghĩa bóng.
- Tại sao nói "Thất bại là mẹ của thành công"? (Vì thất bại giúp ta giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau).
- Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có sức thuyết phục.
* Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thanh công", câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?
- Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.
- Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.
- Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại).
- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): Đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.
- Bàn luận, mở rộng:
- Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.
- Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: Sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.
3. Kết bài
- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Bài văn mẫu: Thất bại là mẹ thành công số 1
Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,
Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".
Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.
Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.
Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".
Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.
bạn tham khảo nha
Những câu tục ngữ, ca dao luôn được xem là những lời dạy bảo mẫu mực, đúng đắn vì nó được đúc kết bởi nhiều lớp thế hệ giàu kinh nghiệm. Con người ngày nay cần trân trọng những điều đó, bảo tồn và phát huy thêm những giá trị tinh thần to lớn ấy. Chúng ta hẳn chẳng ai quên được câu nói người xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” cùng với những bài học cao quý về cách làm người của nó thấm vào mỗi người tự bao giờ.
Bài học về cách làm người ấy dung dị, mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà lắng sâu bởi những điều đó được chính những người thân trong gia đình ta căn dặn, chỉ dạy. Từng câu từng chữ như thấm vào lòng người, lời khuyên và bài học đạo lý đó luôn đúng bởi sự nhân văn xuất hiện trong cả câu.
Xã hội này luôn cần những con người có chuẩn mực đạo đức, phẩm hạnh cao quý. Câu tục ngữ đã nêu lên được tiếng lòng của người đi trước: “Con ơi, Giấy rách phải giữ lấy lề!”. Câu tục ngữ đã đề cập đến cụm từ “Giấy rách” có nghĩa muốn chỉ đến những vấn đề hết sức cụ thể bằng sự ẩn dụ về cuộc đời của một con người, có lẽ nó nhấn mạnh cho con người ta biết rằng chúng ta được sinh ra đã đáng quý, dù cá nhân có như thế nào, có xinh đẹp hay xấu, dù có trải qua bao nhiêu hoạn nạn, vất vả, khó khăn, những chướng ngại to lớn trong cuộc đời thì ta phải luôn đề cao được nhân cách của mình trước nhất, thể hiện được mình có văn hóa, thể hiện qua cụm từ “giữ lấy lề”.
Điều đó không hề quá khắt khe, khi mà ta hiểu được quy luật, cũng tương tự như việc kẻ “lề” cho một tờ giấy trắng, một trang giấy trong cả quyển vở. ta luôn hiểu được mỗi tờ giấy luôn chứa một khoảng cách nhất định và một đường thẳng kéo theo chiều dọc của tờ giấy, khoảng trống ấy được gọi là “lề”, việc kẻ nó cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên độ thẩm mỹ cho cả tờ giấy, lấy khoảng trống để ta có thể viết ghi chú, để giáo viên chấm điểm, viết những lời nhận xét đã trở thành quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh,để ta hiểu chứ không trình bày dày, di dít vào chỗ còn lại của tờ, mất thiện cảm đối với người nhìn. Thử nghĩ xem nếu trang giấy không có “lề” thì chữ nghĩa sẽ viết tùy tiện, và trình bày không đẹp mắt, chữ thừa, chữ thiếu, sẽ phản ánh lên sự thiếu củng cố, thiếu nề nếp của người học sinh ấy.
Và điều đó, cũng khiến ta suy nghĩ về con người, thiếu đi lề lối, thiếu đi những khuôn phép, thật đáng sợ. Con người không được lãng quên, làm lơ tu dưỡng phẩm hạnh, không có ý thức thực hiện, trau dồi gia phong của gia đình. Việc bảo vệ nó, cũng tương đương với việc gìn giữ nhân cách của chính bản thân mình, nên tránh xa những điều phi pháp, những điều trái với lương tâm của con người dù hoàn cảnh có khó khăn, cùng cực đến đâu để hướng đến con người sống tốt, sống chuẩn mực của xã hội. Vì chính cái “lề” của trang giấy vừa nói, dù cả trang có rách đi, nhưng vẫn phải quý, tuân theo cái lề để viết, cần được giữ lại cái gốc lề để từ đó căn chuẩn.
Cũng như dù ta sống, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ, ta không thể quên nó, đặc biệt trong thời buổi hiện đại, phức tạp, du nhập những nguồn văn hóa mới vào trong nước, ta dễ dàng đi giao du với thể giới nhiều hơn như hiện nay. Để rồi nó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, là sự động viên to lớn đến các thế hệ khác con dân nước Việt, để quảng bá trước thế giới,đưa câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” được áp dụng vào cuộc sống của ta ngày một phổ biến hơn.
Tất cả không phải một sớm, một chiều mà đó là sự rèn giũa qua ngày tháng, vừa được nhận sự giáo dục từ người lớn, người đi trước, ta cũng phải tự suy nghĩ về thái độ của mình sao cho đúng như câu tục ngữ, với xã hội đang tha hóa về mặt đạo đức, phức tạp như hiện nay, đáng suy ngẫm như hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha… càng nhìn vào hiện thực càng gây đau lòng, ta chọn cách tránh xa để bảo toàn sự trong sạch, hay chấp nhận nó, quyết tâm thay đổi bằng cả tâm hồn, trí óc dần đều được, giờ đây việc này không phải của riêng ai, mà của tất cả các thành phần sống trong xã hội.
Câu tục ngữ dù trải qua bao lâu, vẫn tồn tại những giá trị với con người hiện đại, nó luôn đúng với mỗi người. Chỉ khi con người hiểu được điều cần phải bảo vệ, giữ gìn nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng thì mới tạo nên diện mạo tốt đẹp hơn cho xã hội chúng ta, để bài học kia, và nhiều bài học khác nữa về đạo lý, nguồn gốc làm người sâu sắc của dân tộc sẽ mãi được nâng cao ý nghĩa.
chúc bạn học tốt nha
câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b) Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c) Bài làm
Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"
Dàn ý
Bài văn nghị luận: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
A. Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
B. Thân bài:
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.
+ Nghĩa bóng:
Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.
Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.
Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.
- Phân tích - chứng minh:
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.
+ Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
+ Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.
+ Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…
- Bình luận:
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
-Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý.
-Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình.
-Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.
-Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó.
-Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.